Tục ngữ về thiên nhiên

❤ Tục ngữ, ca dao được xem là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm. Ngoài ra thể loại văn học này có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày như tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất.❤
Tục ngữ về thiên nhiên

Tục ngữ về thiên nhiên

    “Con trâu là đầu cơ nghiệp”
    Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp

    “Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn”
    Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.

    “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
    Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.”
    Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.

    “Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc”
    Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.

    “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
    Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
    Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.

    “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”
    Ngày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt và hay đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm. Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( các bạn quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )

    “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.”
    Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là “ao chuôm đầy nước”.

    “Gió thổi là đổi trời.”
    Câu tục ngữ này phản ánh thực tiễn về hiện tượng tự nhiên, gió thổi là đổi trời dễ dàng nhận biết để giữ gìn cơ thể.

    “Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
    Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.”
    Câu tục ngữ này có lẽ muôn đời đúng. Ám chỉ những thanh niên lười biếng. Điều đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.

    “Kiến đen tha trứng lên cao
    Thế nào cũng có mưa rào rất to”
    Loài kiến đen hoặc kiến lửa có tập tính sống dưới đất. Khi trời sắp mưa. độ ẩm môi trường lớn, nên độ ẩm dưới đất sẽ rất cao. Vì thế, loài kiến phải đi tránh những không khí ẩm đấy bằng cách di chuyển lên vùng cao hơn, cũng là để bảo vệ trứng. Do kinh nghiệm quan sát, ông cha ta kết luận và tạo thành câu ca dao này

Tục ngữ về thiên nhiên 2

Tục ngữ về thiên nhiên

    “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
    Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.”
    Lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ, gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, có nhiều sấm sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, đặc biệt nó là là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa

    “Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo
    Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy.”
    Đây là 2 câu thơ cho thấy kinh nghiệm nuôi lợn của ông cha ta, 2 câu thơ lột tả thực sự cách nuôi heo làm sao để béo tốt.

    “Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa”
    Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè.

    “Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.”
    Ông bà ta thường dựa vào Trăng quầng, trăng tán để đự báo thời tiết. Tuy nhiên, hiện tượng tán và quần có thể xảy ra cùng một lúc chứ không phải là không đội trời chung.

    “Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.”
    Giờ Ngọ từ 11 giờ đến 13 giờ. Giờ Mùi từ 13 giờ dến 15 giờ. Một kinh nghiệm về thời tiết.

    “Muốn cho lúa nảy bông to
    Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều”
    Ý muốn nhắn nhủ người trồng lúa cần phải cày sâu và bón phân nhiều và đầy đủ thì cây lúa mới tươi tốt.

    “Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật”
    Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ. Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, để lo liệu làm ăn:

    “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”
    Các biến đổi bất thường về cây cỏ, sâu bọ, chim chóc, loài vật… là những hiện tượng, qua đó nhân dân lao động đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ có giá trị thực tiễn to lớn. Dự báo thời tiết của dân gian rất phong phú

    “Rét tháng ba, bà già chết cóng”
    Câu tục ngữ này được truyền lại với quan niệm là tháng 3 âm lịch (thường tương đương với tháng 4 dương lịch), trong lịch sử đã xảy ra những đợt rét vào thời kỳ này.

    “Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.”
    “Ráng” là đám mây phản chiếu ánh mặt trời về buổi sáng hay buổi chiều, thường có màu sắc rất thắm, đẹp và nên thơ. Nhìn ráng mây người ta có thể đoán ra thời tiết theo câu tục ngữ

Trên đây là bài viết tục ngữ về thiên nhiên và sản xuất, lao động hay nhất, mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về ca dao, tục ngữ hay và bổ ích của Việt Nam ta! Chúc các bạn vui vẻ với website trichdanhay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.