Những câu nói hay của Tào Tháo

Từ xưa đến nay, không ai có thể phủ nhận tài năng và sự mưu lược của Tào Tháo với những tư tưởng đúc kết vô cùng giá trị để lại cho đời sau. Những câu nói hay của Tào Tháo từng là ‘kim chỉ nam’ cho giúp ông đạt được những thành công lớn trong cuộc đời mình, đồng thời cũng khiến đời sau đáng để suy ngẫm.

1. “Thà ta phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta”

Những câu nói hay của Tào Tháo


“Người không vì mình trời chu đất diệt”, có thể nói rằng đây là triết lí sống của Tào Tháo. Chính sự đa nghi của bản thân khiến ông không thể tin vào ai khác ngoài chính mình. Với Tào Tháo, bất cứ ai bên cạnh cũng có thể trở mặt, quay lưng với mình, nên con người này chọn các sống ngờ vực và luôn nắm thế chủ động chứ không bao giờ để bản thân bị đâm sau lưng. Còn đối với chúng ta, câu nói này ý muốn nhắc nhở đừng quá tin người mà hãy có chút đề phòng bởi không gì là không thể xảy ra ở cuộc sống này.

2. “Kẻ nhận sai chẳng khác nào nói mình nhu nhược”

Những câu nói hay của Tào Tháo
Điều này ý muốn nói bản lĩnh của con người, luôn tin vào tài năng và quyết định của mình. Dù kết quả có như thế nào, thì tuyệt đối cũng không phủ nhận những gì mình đã làm được.

3. “Tại sao lòng bàn chân lại trắng hơn mặt và tay?”

Những câu nói hay của Tào Tháo
Ở đây, Tào Tháo muốn nói rằng, đừng bao giờ phơi hết “ruột gan” của mình cho người khác biết cũng như để họ thấu rõ tâm can của mình, và người thông minh là người biết giấu những điều cần giấu.

4. “Thắng bại là chuyện thường tình của binh gia!”

Những câu nói hay của Tào Tháo
Đừng ngủ quên trên chiến thắng và đừng chết vì thất bại. Luôn lấy thất bại và chiến thắng để rút ra những bài học cho bản thân để bước những bước khôn ngoan hơn.

5. “Ta nhẹ nhàng đi cũng như khi ta nhẹ nhàng đến, ta vẫy tay chào không một chút vấn vương”

Những câu nói hay của Tào Tháo
Luôn học cách đón nhận và buông bỏ đúng lúc, tuyệt đối không để tình cảm chi phối lí trí quá nhiều sẽ làm hỏng việc lớn.

6. “Không tin thì không dùng, đã dùng là phải tin”

Những câu nói hay của Tào Tháo
Tào Tháo nổi tiếng là nhà chính trị – quân sự rất giỏi trong việc dùng người. Và đây chính là một trong những thuật dùng người giúp ông thành công trong sự nghiệp nhà binh của của mình. Trong bất cứ việc gì, một khi đã chọn thì phải tin vào nó. Lòng tin có sức mạnh rất lớn đối với cuộc đời mỗi người. Thắng hay bại cũng ở đó mà nên.

7. “Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao cứ làm ngược lại. Ắt sẽ thành công!”

Những câu nói hay của Tào Tháo
Phụ nữ luôn rất cảm tính. Trước những việc quan trọng, họ thường sẽ đắn đo rất nhiều về những rủi ro có thể ập đến và đó cũng thường là tâm lí chung của con người. Thế nên, với chuyện nhà binh, càng đi ngược lại với cảm tính thì họ càng dễ chiến thắng. Bởi việc đầu tiên là họ đã vượt qua nỗi sợ hãi của con người để chiến đấu, thì chiến thắng sẽ là điều dễ nắm bắt hơn.

8. “Mỹ nhân trong thiên hạ đều tầm thường với ta, duy nhất chỉ có vợ của kẻ thù làm ta thích thú.”

Những câu nói hay của Tào Tháo
Ở đây không phải ý muốn nói sự thích thú tầm thường giữa quan hệ nam nữ, mà ám chỉ đến thứ quan trọng nhất của kẻ thù. Ở đây vừa hàm ý rằng, Tào Tháo muốn có được những thứ kẻ thù có và nắm thóp được điểm yếu của kẻ thù để tấn công.

9. “Biết sai sửa sai, nhưng không bao giờ nhận mình sai”

Những câu nói hay của Tào Tháo
Không nhận sai vì như vậy là nhu nhược, nhưng bản thân phải luôn biết điều khiến mình thất bại để lấy làm bài học lớn, khắc cốt ghi tâm và thay đổi để không đi vào vết xe đổ lần nữa.

10. “Can đảm cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể thành tựu sự nghiệp”

Những câu nói hay của Tào Tháo
Nam nhi chí lớn nhất định phải có bản lĩnh và can đảm, nhưng không được vồ vập mà điềm tĩnh suy xét. Có như vậy, thì mới tạo nên được những thành công và thành tựu trong sự nghiệp.

11. “Không được khích nộ sẽ làm giảm trí tuệ, không được oán hận sẽ giảm đi một nửa sức mạnh”

Những câu nói hay của Tào Tháo
Ở đây Tào Tháo lại chú trọng vào cảm xúc của con người trong khi hành sự, nếu không có cảm giác tức giận, oán hận thì nhiệt tâm cũng như trí tuệ sẽ ngày một thờ ơ, dễ dàng chẳng quan tâm đến điều gì nữa cả.

12. Câu nói kinh điển chỉ có trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Gia Cát Lượng – “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Số trời đã định, không thể cưỡng lại”
Một trong những người được vinh danh muôn đời sau không ai khác là Gia Cát Lượng, phò tá của Lưu Bị. Sự kiệt xuất của ông khiến kẻ thủ phải cúi đầu kính nể, hậu thế phải nghiêng mình bái phục.
“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” – Số trời đã định, làm sao cưỡng lại! Kỳ nhân như Gia Cát Lượng ngàn năm khó kiếm, mang trong mình trí huệ tuyệt vời của người tu Đạo, được mệnh danh là “liệu sự như Thần”, tức chỉ có thể là “Thần” mới tính được đến mức ấy, là người thì không thể! Ấy vậy mà trong cuộc đời ông, ông cũng không thể nào tránh khỏi “thiên ý”, vốn là sự sắp đặt của định mệnh, của những sinh mệnh tầng cao hơn hẳn ông, vốn đã “an bài” toàn vẹn trật tự xã hội, sự thịnh suy của các triều đại, và của cả từng cá nhân mỗi một con người…
Như lần đốt cha con Tư Mã Ý thất bại vì mưa trên trời ‘tự nhiên’ rơi xuống, cản Lưu Bị tránh khỏi thất bại trong trận Di Lăng không được, lục xuất kỳ sơn nhiều lần suýt thắng thì bị điều về Tứ Xuyên, cầu sống lâu thêm 10 năm nữa để phục dựng nhà Hán cũng bất thành,… tất cả đó đều là “ý trời”, trời muốn “biến” thì không ai cản nổi… chỉ có thuận theo tự nhiên mới là bậc trí giả, kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt.

Lưu Bị – “Thà chết chứ không làm chuyện bất nhân bất nghĩa”
Song hành cùng Gia Cát Lượng trong cuộc hành trình chinh phạt Tào Nguỵ là Lưu Bị với triết lí sống ngược lại Tào Tháo: “Thà chết chứ không làm chuyện bất nhân bất nghĩa”.
Chính vì điều này nên Lưu Bị, mặc dù chỉ là anh bán dép ngoài phố, đã lấy lòng được các anh hùng trong thiên hạ như 2 anh kem Trương Phi – Vân Trường, “thần nhân” Gia Cát Lượng, Triệu Tử Long, Mã Siêu, Hoàng Trung,… và hàng ngàn hàng vạn dân chúng thời bấy giờ, lập nên đại nghiệp hùng tráng, chấn động lịch sử.

Chu Du – “Trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng”
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Chu Du là đại danh từ tượng trưng cho lòng dạ hẹp hòi, không chịu thua ai, cũng chỉ khi ông ta bệnh nặng vô phương cứu chữa, không còn sống được bao lâu nữa, mới cảm khái mà thốt ra câu nói này từ tận đáy lòng.
Chỉ có điều là câu nói này quá tự ti, tôn vinh chí khí của Gia Cát Lượng, mà hạ mất uy phong của chính mình. Khiến cho hình tượng của hai người này đã định rõ vị trí trong đầu của mọi người mãi về sau. Thực chất, lịch sử cũng giống như một màn kịch, và để con người có thể hiểu thế nào là thiện-ác, đúng-sai, tốt-xấu thì đều cần người đến đễ “diễn” một phen, mới thấu tỏ được hàm nghĩa của từ đó.
Trong câu chuyện này, Chu Du vốn là 1 đại đô đốc, một vị anh hùng cái thế nhà Đông Ngô, trí tuệ và uy dũng hơn người, nhưng vạn bất đắc dĩ, lịch sử lại “chọn ông” để đóng cái vai “ghen tỵ” ấy, nếu không thì sẽ khó có thể khiến cho con người hiểu được thế nào là “ghen tỵ”. Hoặc cũng có thể đây chỉ là thổi phồng trong tác phẩm nghệ thuật, với bàn tay cố ý sắp đặt của tác giả, cũng là để nhấn mạnh tình tiết ấy, chứ chưa hẳn trong lịch sử Chu Du là người như vậy. Nhưng có thể khẳng định, Đông Ngô có được 1 người như Chu Du quả là quá may mắn!

Lưu Bị – “Khắp người Tử Long đều là gan”
Đây là lời bình hăng say nhất của những ai hâm mộ Triệu Vân hay Triệu Tử Long, nguyên là trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Triệu Vân không phải là đối tượng được tác giả tập trung miêu tả, nhưng vì mỗi lần ông ra trận đều là tư thế hiên ngang hùng dũng, đánh đâu thắng đó, có thể được một câu khẳng định của Lưu Bị như vậy, tất nhiên là quá là vui mừng rồi!
Còn nhớ trong trận Đương Dương Trường Bản, một mình Triệu Tử Long xung pha trận mạc, lọt giữa đại quân Tào Tháo, vẫn chiến đấu bất khuất, giết chết hơn 50 tướng địch, khiến ngay cả Tào Tháo cũng bội phục, từ đó giải cứu thành công ấu chúa A Đẩu, vang danh thiên hạ. Lòng can đảm, ý chí và sự trung thành ấy khiến người đời sau mỗi lần nhắc đến ông đều vô cùng cảm khái, và dành tặng cho ông một tình cảm vô cùng đặc biệt mà hiếm một nhân vật nào xuất hiện “không nhiều” mà lại được mến mộ đến thế.

Tư Mã Huy – “Phục Long, Phượng Sồ, có được một trong hai, ắt được thiên hạ”
Tư Mã Huy vô cùng coi trọng Gia Cát Lượng và Bàng Thống, ông từng ví Gia Cát Lượng với Khương Thượng (Khương Tử Nha thời nhà Chu), Trương Lương (thời nhà Hán), vậy nên những lời này từ miệng ông nói ra cũng không có gì là lạ. Cả hai đều là bậc kỳ tài trong thiên hạ, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, do đó những lời này cũng không phải là nói quá chút nào.
Tuy nhiên điều kỳ lạ là Lưu Bị đều có được hai người này, nhưng lại không thể bình định được thiên hạ, không thể không khiến người ta suy ngẫm. Thực ra như đã nói ở trên, đó cũng chính là vì “thiên ý” đã định, chứ không phải nói 2 người này không giỏi. Khí số nhà Hán đã mạt, cần thay đổi triều đại, cũng giống như con người, đến lúc già, phải chết thì sẽ phải chết thôi, cố gắng uống thuốc hay làm gì để kéo dài thọ mệnh cũng khó lòng thay đổi được số phận. Nhưng qua đây mới thấy, dù khí số nhà Hán đã cạn, đến thời Hán Hiến Đế là rơi vào tay Tào Tháo, ấy vậy mà sự xuất hiện của Gia Cát Lượng đã khiến bánh xe lịch sử “chậm lại”, vẫn khiến xuất sinh 2 vị Hoàng Đế cuối cùng của nhà Hán là Lưu Bị và con trai ông, điều này cho thấy tài năng của Gia Cát Lượng là hoàn toàn vượt xa sự tưởng tượng!

Dù bị người đời lấy tên để ám chỉ cho kiểu người tệ bạc, dối trá, bất nhân bất nghĩa, nhưng nói một cách công bằng, Tào Tháo chính là một trong những nhà chính trị – quân sự kiệt xuất trong lịch sử Trung Hoa với những câu nói hay của Tào Tháo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.