Thành ngữ Việt Nam

Thành ngữ Việt Nam là những câu nói ngắn và mang ý nghĩa, đặc biệt là mang hình ảnh về cuộc sống. Đôi khi Thành Ngữ còn là phương châm sống, thể hiện màu sắc cuộc sống. Cùng đọc những câu thành ngữ Việt Nam hay nhất dưới đây nhé! ❤
Thành ngữ Việt Nam

Thành ngữ Việt Nam

Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng
Um ein Schälchen Reissuppe zu essen, muss man über drei große Felder laufen
(Để được ăn một bát cháo nhỏ, người ta phải chạy qua 3 cánh đồng lớn)

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Sammelst du Früchte, so gedenke auch derer,die den Baum gepflanzt haben
(Là người thu hoạch quả, ta hãy biết ơn người đã trồng cây)

Ao sâu cá cả
Im tiefen Teich sind gute Fische.
(Ở ao sâu mới có cá lớn)

Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra
Die Krankheit dringt durch den Mund ein,das Unglück kommt aus dem Mund.
(Bệnh tật theo đường miệng mà vào, tai họa theo đường miệng mà ra)

Biết đâu ma ăn cỗ
Wer weiß schon, ob die Geister bei einem Festmahl mitessen?
(Ai mà biết được, rằng trong bữa tiệc có con ma?)

Bụt chùa nhà không thiêng
In seiner Pagode scheint auch Buddha kein Heiliger zu sein
(Ngay cả trong chùa của mình mà Phật cũng không thiêng)

Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra
Nagel, der im Sack versteckt ist, kommt irgendwann zum Vorschein
(Cái kim giấu trong bao, bất kì lúc nào cũng có thể lộ ra)

Cái nết đánh chết cái đẹp
Tugend siegt über Schönheit
(Đức hạnh chiến thắng sắc đẹp)

Cá lớn nuốt cá bé
Die großen Fische fressen die kleinen Fische
(Những con cá lớn ăn thịt những con cá nhỏ)

Cha mẹ sinh con,trời sinh tính
Vater und Mutter geben dem Sohn das Leben,der Himmel aber gibt ihm den Charakter
(Bố mẹ cho con cuộc sống, trời cho con tính cách)

Chín người mười ý
Neun Personen haben zehn Meinungen
(Chín người có mười ý)

Con hư tại mẹ,cháu hư tại bà
Für einen schlechten Sohn ist die Mutter verantwortlich,für einen schlechten Enkel die Großmutter
(Mẹ chịu trách nhiệm với một con trai tồi, bà với một cháu tồi)

Con mắt là cửa sổ của tâm hồn
Augen sind Spiegel der Seele
(Đôi mắt là tấm gương phản chiếu của tâm hồn)

Có thực mới vực được đạo
Zuerst das Essen dann die Moral
(Ăn trước, đạo đức sau)

Dạy khỉ trèo câỵ
Man soll den Affen nicht das Klettern lehren.
(Người ta không nên dạy khỉ leo trèo)

Đi đêm lắm có ngày gặp ma
Wer oft in der Nacht hinausgeht, begegnet auch einmal dem Geist
(Ai thường đi ra ngoài ban đêm, rồi cũng một lần gặp ma)

Đi hỏi già,về nhà hỏi trẻ
Begibst du dich auf die Reise, so berate dich mit den Alten;kehrst du von der Reise zurück, so erfahre Neuigkeiten von den Kindern.
(Nếu bạn đi du lịch, hãy tham vấn người già; khi về nhà, hãy hỏi han tin tức từ bọn trẻ)

Đời cha ăn mặn,đời con khát nước
Salzig essen macht durstig.
(Ăn mặn làm cho khát nước)

Thành ngữ Việt Nam 2

Đói trẻ chớ vội lo,nghèo trẻ chớ vội mừng
Hunger in der Jugendzeit – reiche Jugend;Reichtum in der Jugendzeit – arme Jugend.
(Trẻ mà đói là tuổi trẻ giàu sang; trẻ mà giàu là tuổi trẻ nghèo đói)

Gái có chồng như gông đeo cổ
Einen Ehemann zu haben, ist wie sich ein Halseisen umzulegen
(Có chồng như là như đeo một cái gông cổ bằng sắt)

Giàu vì bạn, sang vì vợ
Reich wird man mit Hilfe seiner Freunde,nach oben kommt man mit Hilfe seiner Frau
(Người ta trở nên giàu có với sự giúp đỡ của các bạn bè, được kính trọng với sự giúp đỡ của người vợ)

Góp gió thành bão
Die kleinen Winde zusammengefasst, ergeben einen Taifun
(Những cơn gió nhỏ gộp lại sẽ tạo nên cơn bão)

Gươm hai lưỡi, miệng trăm hình
Das Messer hat nur eine Schneide, die Zunge deren mehr als hundert
(Con dao chỉ có một, lưỡi con người có hơn là một trăm)

Con cháu khôn hơn ông vải/Trứng khôn hơn vịt
Die Nachkommen dünken sich immer klüger als die Vorfahren.
(Hậu sinh tưởng mình luôn thông minh hơn là tiền bối)

Học phải đi đôi với hành
Ohne Praxis, ist auch die Bildung nutzlos
(Không có thực hành, thì giáo dục cũng vô ích)

Hữu xạ tự nhiên hương
Der Moschus duftet von allein
(Xạ hương tự nó đã thơm)

Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại
Lieber der Diener eines Vernünftigen als der Gebieter eines Dummen
(Làm tôi tớ cho một người biết điều còn hơn làm chủ của một thằng ngốc)

Lo bạc râu, rầu bạc tóc
Sorgen machen den Bart grau,Schreck und Trauer das Haar
(Lo lắng làm xám râu,sợ hãi và bạc tóc)

Lưỡi sắc hơn gươm
Die Zunge ist schärfer als das Schwert
(Lưỡi con người sắc hơn là thanh gươm)

Một con ngựa đau,cả tàu/đàn bỏ cỏ
Erkrankt ein Pferd,so wendet sich der ganze Stall vom Heu ab.
(Một con ngựa ốm, thì toàn bộ chuồng đàn chê cỏ)

Một điều nhịn là chín điều lành
Einmal schweigen, neun mal glücklich
(Một lần im lặng,chín lần hạnh phúc)

Ngựa non háu đá
Ein junges Pferd schlägt gerne aus.
Ngựa non thì thích đá.

Ngừơi làm nên của,của không làm nên ngừơi
Der Mensch schafft Reichtum,aber nicht der Reichtum Menschen
(Con người tạo ra giàu có,nhưng giàu có không tạo nên con người)

Nhanh nhẩu đoảng
Schnell ist nicht immer besser
(Nhanh không phải lúc nào cũng là tốt hơn)

No ba ngày tết, đói 3 tháng hè
Im Neujahrfest wirst du drei Tage satt, im Sommer aber wirst du drei Monate hungern.
(Trong lễ năm mới bạn no được 3 ngày,trong mùa hè bạn sẽ chịu đói 3 tháng)

Nói thì dễ, làm thì khó
Leicht gesagt, schwer gemacht.
(Nói ra thì dễ, làm mới thấy khó)

Thành ngữ Việt Nam 3

Ớt nào là ớt chẳng cay, Gái nào là chẳng hay ghen chồng
Welcher Paprika wäre nicht scharf ,welches Mädchen – ohne Eifersucht?
(Có ớt nào không cay, có người con gái nào – không ghen ?)

Phép vua thua lệ làng
Dorfrecht bricht Königsrecht.
(Lệ làng bẻ gẫy luật vua)

Quân vô tướng như hổ vô đầu
Eine Armee ohne Komandeur: ein Tiger ohne Kopf.
(Một quân đội,không có người chỉ huy: Một con hổ không có đầu)

Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng
Flüsse und Meere kann man vermessen,ein menschliches Herz nicht.
(Người ta có thể đo sông và biển,nhưng trái tim con người thì không)

Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn
Einträchtige Eheleute vermögen selbst das gesamte Wasser des Stillen Ozeans auszuschöpfen.
(Vợ chồng hòa đồng thì tát nước đại dương cũng xong)

Thùng rỗng kêu to
Das leere Faß klingt am lautesten
(Chiếc thùng rỗng thì kêu to nhất)

Thuyền theo lái,gái theo chồng
Ein Mädchen ohne Mann – ein Boot ohne Ruder
(Một cô gái không đàn ông -Một con thuyền không lái)

Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống
Das Geld geht durch das Haus des Armen,wie der Wind durch eine verfallene Hütte weht
(Tiền đi qua nhà người nghèo,như gió thổi qua túp lều siêu vẹo)

Trăm nghe không bằng mắt thấy
Einmal gemacht ist besser als zehnmal gesehen oder hundertmal gehört.
(Trăm nghe không bằng một lần thấy, mười lần thấy không bằng một lần làm)

Trẻ cậy cha,già cậy con
Der junge Mensch rechnet auf die Hilfe seines Vaters,der alte auf die seiner Kinder
(Người trẻ tính toán dựa vào sự giúp đỡ của bố. Người già tính toán dựa vào sự giúp đỡ của con cái)

Tre non dễ uốn
Leicht läßt ein junger Bambus sich nach allen Seiten biegen
(Một cây tre non dễ để uốn theo tất cả các cạnh)

Trèo cao ngã đau
Was hoch hinauffliegt, fällt auch tief herab
(Cái gì ở trên cao, cũng rơi xuống sâu).

Trông mặt mà bắt hình dong
Die Charakter eines Menschen erkennt man an seinem Gesicht
(Người ta nhận biết tính cách con người từ khuôn mặt)

Vô hoạn nạn, bất anh hùng
Gäbe es kein Unglück, gäbe es keine Helden.
(Không có tai họa, làm gì có các anh hùng)

Thành ngữ Việt Nam 4

“Ông chẳng bà chuộc”
Sự tích xưa, có người đánh rơi viên ngọc, vợ chồng Chẫu Chàng bắt được. Người ấy xin chuộc lại. Vợ đồng ý “chuộc thì chuộc”, chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc”. Sự bất hòa của vợ chồng Chẫu Chàng, do nhân dân tưởng tưởng ra, đã tạo nên thành ngữ này để diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác. Nhiều thành ngữ như “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Ông nói gà bà nói vịt” cũng diễn đạt ý này.

“Quan xa nha gần: (Quan thì xa, bản nha thì gần)”
Nha là phòng giấy của các quan. Nha môn là cửa quan. Nha lại là những người làm việc ở phòng giấy các quan. Ngày trước, khi người dân có việc kêu kiện, bọn nha lại thường làm khó dễ để vòi tiền. Vì vậy mới có câu thành ngữ này.

“Ra môn ra khoai”
Thành ngữ này có nghĩa là rành mạch, rõ ràng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn. Khoai môn là khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ. Thành ngữ này thường bị nói lầm “ra ngô ra khoai”. Cây ngô và cây khoai không thể lầm được.

“Rách như tổ đỉa”
Có người tưởng tổ đỉa là tổ con đỉa. Cũng chưa ai biết con đỉa có tổ hay không. Tổ đỉa ở thành ngữ này là cây tổ đỉa, một loại cây thường mọc ở ven bờ ao. Cây tổ đỉa có lá như lá cây đinh lăng, trông lởm chởm và rách như xé ra từng mảnh nhỏ. Vì vậy, ai mặc rách rưới quá, người ta thường nói “rách như tổ đỉa.”

“Rối như bòng bong”
Nếu quan sát một người ngồi vót nan để đan rổ rá, ta thấy những xơ tre nứa mỏng cuộn xoắn vào nhau thành một mớ, khó gỡ ra được. Đó là mớ bong bong. Thành ngữ ta còn có câu : rối như tơ vò, rối như canh hẹ, rối như gà mắc tóc, rối tinh rối mù. Thành ngữ “rối như bong bong” dùng để chỉ tâm trạng hoặc sự việc khó gỡ ra được vì không tìm thấy đầu mối.

“Sáng tai họ, điếc tai cày”
Thành ngữ này có nghĩa lười biếng, không chăm chỉ làm việc. Khi cày ruộng, người đi cày hô “họ”thì trâu đứng lại ngay, vì nó được nghỉ. Nếu hô “vắt” thì phải kéo cày.
Nguyễn Khuyến, trong bài “Anh giả điếc” có câu
Trong thiên hạ có anh giả điếc
Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây
Chẳng ai ngờ : sáng tai họ điếc tai cày
Lối điếc ấy sau này em muốn học.

“Sẩy đàn tai nghé”
Thành ngữ này dùng để chỉ sự chia lìa, tan nát của một gia đình hoặc một tập thể nào đó khi mất người đứng đầu.Thành ngữ này bắt nguồn từ đời sống của bầy trâu rừng. Bầy trâu bao giờ cũng có những con trâu đực đầu đàn để chống chọi với thú dữ, bảo vệ cả đàn (thường có trâu cái và bầy nghé con). Nếu mất trâu đầu đàn thì cả đàn sẽ tan tác vì bị thú dữ ăn thịt dần. Sẩy là từ cổ, có nghĩa là mất, chết. Tục ngữ có câu: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”.

“Sơn cùng thủy tận”
Đây là thành ngữ gốc Hán (cùng là cuối, tận là hết), nơi cuối dãy núi, hết nguồn nước, dùng để chỉ những nơi hẻo lánh, hoang vu. Một thành ngữ khác thâm sơn cùng cốc cũng để diễn đạt ý này. (Thâm sơn là núi sâu, cùng cốc là cuối hang núi)

“Sơn hào hải vị”
Sơn hào là món ăn quý lấy từ động vật rừng như bàn chân gấu, lộc nhung. Hải vị là món ăn quý lấy từ biển như bào ngư, hải sâm…
Thành ngữ này dùng để chỉ các món ăn sang trọng. Câu này gần nghĩa với câu “Cao lương mĩ vị” (cao là thịt béo, lương là gạo trắng, mĩ vịlà ngon miệng)

“Sư tử Hà Đông-Giấm chua lửa nồng”
Các thành ngữ này đều dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen.
– Hà Đông là một địa danh Trung Quốc, tục truyền có nhiều sư tử và sư tử cái thường bắt nạt sư tử đực. Ông Trần Quý Thường, bạn thân của Tô Đông Pha, có bà vợ hay ghen. Tô Đông Pha liền làm bài thơ đùa bạn, trong đó có câu :
Hốt kiến Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc phủ tâm mang nhiên.
(chợt nghe tiếng sư tử Hà Đông rống lên. Đang chống gậy lòng hoảng hốt đánh rơi cả gậy).
– Vua nước kim rất yêu hai cung nữ. Trước khi mất, vua dặn phải chôn theo hai cung nữ đó. Hoàng hậu rất ghen, nên trước khi chôn hai cung nữ, đã đổ giấm vào quan tài để xác và xương mau tan, không thể hầu hạ đức vua được. Lửa nồng dịch từ Hỏa cang (nóng như hang đốt lửa) cũng để chỉ tính ghen. Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh giải thích lửa nồng là chốn lầu xanh (sống ở nơi ngột ngạt). Truyện Kiều có câu:
Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng.

“Sửa mũ vườn đào, sủa dép vườn dưa”
Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị ghi là hái chộm đào. Khi đi qua ruộng dưa, dù dép có bị đứt quai cũng đừng cúi xuống sửa, sẽ bị ghi là hái trộm dưa.
Câu này ý nói tình ngay lí gian, khuyên ta nên đề phòng để tránh bị ngờ oan :
Qua: Dưa, trái dưa, như dưa hấu, dưa leo. Điền: ruộng. Lý: cây lý, cây mận. Hạ: dưới. Qua điền: ruộng dưa. Lý hạ: dưới cây lý. Thành ngữ trên nói đầy đủ là: Qua điền bất nạp lý, lý hạ bất chỉnh quan. Nghĩa là: Nơi ruộng dưa thì không nên xỏ giày, dưới cây lý thì không nên sửa nón.

Thành ngữ Việt Nam 5

“Nằm gai nếm mật”
Câu này nói lên sự chịu đựng vất vả gian khổ để mưu việc lớn. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Câu Tiễn là vua nước Việt bị Phù Sai là vua nước Ngô bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục. Khi được thả về, Câu Tiễn thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh bại được Ngô Phù Sai.

“Năm thì mười họa”
Trong tiếng Việt, thì còn đọc là thời (có nghĩa là lúc, thủa). Ví dụ : thời son trẻ, đương thì con gái, tứ thời, thời gian, thời tiết. Còn họa là từ thuần Việt có nghĩa là ít có, có chăng.
Ví dụ :
– Sắc đành đòi một, tài đành họa hai (Truyện Kiều)
– Vào sinh ra tử họa là thấy nhau (Truyện Kiều).
(Đừng lầm với họa từ Hán. Họa là vẽ (họa sĩ), họa là đáp lại (họa vần thơ), họa là tai vạ rủi ro (họa vô đơn chí)).
Thành ngữ năm thì mười họa có nghĩa là thỉnh thoảng, họa hoằn mới có :
Năm thì mười học hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không.
(Hồ Xuân Hương)

“Ngựa quen đường cũ”
Thành ngữ này vốn gốc ở thành ngữ Hán “Lõa mã thức đồ”. Do đâu có thành ngữ này ? Chuyện Xưa kể rằng : Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc cất quân đi là mùa Xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản trọng bèn tâu :
– Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường. Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về.
Trước kia, thành ngữ này được hiểu theo nghĩa : người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc.
Ngày nay, thành ngữ này mang nghĩa xấu dùng để chỉ những người không chịu rời bỏ thói hư tật xấu.

“Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng”
Câu này vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng. Nghĩa đen thì ai cũng hiểu. Nguồn nước có trong thì dòng nước mới trong, gốc cây có thẳng thì cây mới vươn thẳng lên được.
Nhưng nghĩa bóng mới là nghĩa có tác dụng giáo dục mọi người. Trong một gia đình, bố mẹ phải làm gương tốt cho con cái. Nếu bố mẹ làm điều bậy (nguồn đục, gốc cong) thì con sẽ bị nhiễm thói xấu. Có một câu ca dao đầy chất châm biếm :
Con ơi nghe lấy lời cha
Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.
Bố xấu như vậy thì con cũng sẽ thành trộm cắp. Trong gia đình, bố mẹ cần sống tốt để làm gương cho con cái.

“Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”
Đây là thành ngữ chỉ nghề làm gốm sứ. Muốn có sản phẩm tốt phải chú ý ba yếu tố : xương, da, dạc lò. Xương là chất đất để nặn ra sản phẩm, da là chất men dùng tráng mặt ngoài của sản phẩm (có vài chục chất men để tạo màu sắc khác nhau), dạc lò là độ nóng của lửa nung. Cũng có người giải thích dạc lò là hình dáng lò nung. Lò nung phải xây đúng cách để khi nung, độ nóng tỏa đều khắp thì sản phẩm mới đẹp.

“Nhũn như chi chi”
Thành ngữ này thường được dùng để chỉ thái độ nhún nhường sợ sệt hoặc bị lép vế trước kẻ khác. Chi chi là trrn một loài cá nhỏ, thân rất mềm. Con chi chi bị vớt lên khỏi mặt nước thì chỉ một giờ sau đã nhũn, thân bị bấy ra. Chi chi dùng làm mắm rất tốt vì mau ngấu. Nhũn từ nghĩa đen (nát bấy ra) đã được dùng với nghĩa nhũn nhặn để chỉ thái độ con người.

“Nổi cơn tam bành”
Nghĩa của thành ngữ này là nổi giận lên mà làm điều ác :
Mụ nghe nàng mới hay tình
Bây giờ mới nổi tam bành mụ lên.
(Truyện Kiều)
Theo thuyết của Đạo gia, trong con người có ba vị ác thần là Bành Kiều, Bành Cứ, Bành Chất. Ba vị này thường xui ta làm điều ác.

“Nghèo rớt mùng tơi”
Khi ta nấu canh mùng tơi, trong lá mùng tơi có nhiều rớt (nhớt) nên khi múc canh vào bát, môi canh bị trơn tuột, không dính tí gì. Nghèo rớt mùng tơi là nghèo xơ nghèo xác không có chút của cải gì.
Thành ngữ này cũng còn một cách giải thích khác. Mùng tơi là phần trên của chiếc áo tơi (phần dày nhất và khâu kĩ nhất). Áo tơi thường làm bằng lá cọ hoặc lá đót. Khi áo tơi rách thì mùng tơi vẫn còn, dùng cho đến khi rớt (rơi) hết mùng tơi vẫn không có tiền mua áo khác, chứng tỏ nghèo lắm.

“Nói nhăng nói cuội”
Nói nhăng nói cuội là nói vu vơ, hão huyền cũng như thành ngữ nói hươu nói vượn.
Nhăng là từ cổ có nghĩa là băng nhăng qua quýt…
Cuội là một nhân vật trong truyện kể dân gian, nổi tiếng nói dối (nói dối như cuội).
Cũng có người cho rằng thành ngữ này là “nói giăng nói cuội” (Giăng là mặt trăng, chỉ ý xa vời, không thực tế). Dù hiểu cách nào thì nghĩa cũng giống nhau.

Thành ngữ Việt Nam 6

“Nồi da nấu thịt”
Những người đi săn thú muốn làm thịt ăn ngay ở giữa rừng nhưng không có nồi. Họ thường lột da con thú căng ra làm nồi để nấu thịt con thú ấy. Câu này nói ý cùng ruột rà máu mủ mà làm hại lấn nhau, giống câu vỏ đậu nấu đậu

“Nợ như chúa chổm”
Chúa Chổm chính tên là Lê Ninh. Thời nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, là hoàng tử nhưng ông rất khéo. Tuy vậy, các quán ăn ở kinh đô, nếu được ông mở hàng thì rất đắt khách. Vì vậy, nhiều quán mời ông ăn chịu và ghi nợ. Khi được lên làm vua, (tức vua Lê Trang Tông) các chủ quán đến đòi nợ. Vua ra lệnh mở kho để trả nợ nhưng trả nhiều lần chưa hết vì có kẻ đòi nợ khống. (Theo truyền thuyết, khi vua đi dạo, hễ đi vào phố Cấm Chỉ thì không ai được theo đòi nợ nữa) (phố Cấm Chỉ ở đầu phố Hàng Bông, gần Cửa Nam ngày nay).

“Nuôi o­ng tay áo”
Trong thực tế, không ai nuôi o­ng ở tay áo cả vì o­ng dễ đốt vào người. o­ng ở đấy được dùng để chỉ kẻ xấu.
Câu này mang ý nghĩa : nuôi dưỡng giúp đỡ kẻ xấu thì kẻ xấu có khi lại phản bội lại mình, làm hại mình.
Tuy vậy cũng không nên hiểu một chiều. Thực tế, kẻ xấu cũng cần sự giúp đỡ, giáo dục để trở thành người tốt. Xã hội ta đã cải tạo được nhiều người xấu trở thành người hữu ích.
Câu này chỉ dùng khi người nuôi dưỡng, giúp đỡ đã bị phản bội.

“Nước đục bụi trong”
Thành ngữ này nói lên cảnh trái ngược, những việc làm bất đắc dĩ, trái với ý muôn : nước trong ma flaij đục, bụi đục mà lại trong.
Ví dụ:
Lỡ làng nước đục bụi trong
Trăm năm để một tấm lòng từ đây.
(Truyện Kiều)
Tục ngữ ta có câu “Chết trong còn hơn sống đục”để khuyên ta sống trong sạch, thà chết còn hơn làm điều phi nghĩa, bất lương.

“Lá lành đùm lá rách”
Câu tục ngữ có hai vế đối lập lá lành, lá rách. Lá lành hàm chỉ người có đời sống khá, sung túc. Lá rách hàm chỉ người nghèo khổ. Từ lávàđùm cũng gợi ý về vật chất vì trong đời sống hàng ngày người ta đùm cơm, đùm bánh, đùm xôi thường dùng lá. Từ đùm cũng gợi ý đùm bọc, che chở, giúp đỡ. Câu thành ngữ này khuyên ta phải cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống hàng ngày cũng như lúc hoạn nạn. Câu này cũng nói lên đạo lý tốt đẹp của ông cha ta.

“Lật đật như sa vật ống vải”
Câu này thường bị nói sai “lật đật như ma vật ông vải”. Nghĩa câu này hàm ý chê trách việc vội vàng, hấp tấp. Khi kéo sợi vải, ta dùng cái sa để quay, con cúi sa bằng bông sẽ dùng mũi quay để kéo thành sợi. Ở mũi quay có ống vải để cuốn sợi. Mũi quay thường làm cho ống vải rung lật đật.

“Lệnh ông không bằng cồng bà”
Lệnh và cồng là hai dụng cụ bằng đồng dùng để báo hiệu. Có người nói câu này xuất hiện từ thời Bà Triệu khởi nghĩa. Ông Triệu Quốc Đạt là anh nhưng không được mọi người tin yêu bằng bà Triệu Thị Trinh. Mỗi khi nghe tiếng cồng của Bà Triệu thì binh sĩ ở mọi nơi đều tập hợp ở dưới cờ.
Ngày nay, câu này được dùng với ý : vợ có quyền to hơn chồng trong một gia đình nào đó

“May xống phải phòng khi cả dạ”
Câu này khuyên ta phải nhìn xa trông rộng, tính trước mọi việc. Xống là váy. Người phụ nữ khi may váy phải tính toán để khi có thai, bụng to (cả dạ) vẫn mặc được.

“Mỏng mày hay hạt”
Thành ngữ này thường dùng để chỉ người phụ nữ có khuôn mặt nhẹ nhõm xinh xắn, dáng người thon thả thắt đáy lưng o­ng.
Mày và hạt xuất phát từ việc chọn giống của nhà nông. Mày là cái vảy dính ở gốc hạt lúa, hạt ngô. Hễ mỏng mày là hạt chắc, nếu dùng làm hạt giống rất tốt. Từ đó người phụ nữ mỏng mày hay hạt cũng hứa hẹn tương lai sẽ phát triển nòi giống tốt, ngoài các đức tính khác như đảm đang, tháo vát.
Tục ngữ còn có câu :
Khô chân gân mặt đắt mấy cũng mua
Phành phạch quạt mo cho không ai lấy, hoặc câu : Mặt nạc, đóm dày, mo nang trôi sấp chó cụt đuôi. (Mặt nạc là mặt lắm thịt, chứng tỏ người không khôn ngoan), và câu :
Những người béo trục béo tròn,
Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày.
(Béo trục béo tròn đối lập với thắt đáy lưng o­ng).

“Một đồng một cốt”
Để hành nghề mê tín dị đoan, các ông đồng bà cốt thường gọi hồn, bắt ma, làm lễ giải hạn để kiếm tiền thiên hạ. Họ dùng nhiều mưu mẹo để lừa dối. Thành ngữ này để chỉ bọn người chuyên dối trá lừa đảo :
Đà đao lặp sẵn chước dùng
Lạ gì một cốt một đồng xưa nay
(Truyện Kiều)

“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Câu này nói lên mối tương quan giữa cá thể và cộng đồng. Để khuyên bảo về đạo lí, ông cha ta thường mượn vật để nói người như : “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. “Một con ngựa đau” nói lên một cá thể bị hoạn nạn. Cả tàu bỏ cỏ nói lên sự thông cảm chia sẻ của đồng loại, tât cả các con ngựa trong chuồng đều không ăn cỏ vì thương cảm.
Ở đây không nói lên sự giúp đỡ mà nói về tình cảm. Hiểu rộng ra, cả tàu còn nói cả làng, cả nước phải thương yêu đùm bọc lấy nhau ; cùng đồng cam cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi.

Thành ngữ Việt Nam 7

“Muôn chung nghìn tứ”
Chung là cái hộc, đơn vị dùng để đong thóc ngày xưa. Tứ là cỗ xe có bốn ngựa kéo. Câu này chỉ bậc vương hầu khanh tướng, ăn lộc đến nghìn chung thóc, trong nhà có hàng nghìn cỗ xe ngựa.
Một lời đã biết đến ta
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau
(Truyện Kiều)

“Học ăn, học nói, học gói, học mở”
Đây là câu thành ngữ khuyên mọi người phải học cách đối xử ở đời để trở nên người có văn hóa.
Ăn cũng phải học ăn như “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”. Đối với trẻ, khi ăn không nên khua bát khua đũa. Nhiều trẻ khi nhai cứ nhồm nhoàm hoặc tạo ra tiếng chồm chộp vì nhai hai hàm một lúc, hàm trên bập xuống hàm dưới tạo thành tiếng kêu. Cần tập cho trẻ chỉ dùng một hàm khi nhai.
Nói cũng phải học để biết cách xưng hô nói năng lễ phép, lịch sự. “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Ngày nay, ta thường gặp nhiều cô cậu ăn mặc diện nhưng nói rất tục. Chỉ nghe qua lời nói ta đã biết là loại vô văn hóa. Học gói học mở theo phép lịch sự ở đất kinh kì cũng rất khó. Ở đất Hà Nội xưa, một số gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh đặt vào cái chén xinh bày lên mâm cỗ. Người gói phải khéo tay mới gói được và người ngồi, ăn cũng phải biết cách mở để khỏi bật tung nước chấm ra mâm…
Ngày nay, gói bánh trưng đã mấy người biết gói cho đẹp để bánh cao thành sắc cạnh và mở bánh (bóc bánh) chưng cũng phải học mới khéo được.
Có người còn hiểu rộng câu trên, cho rằng mở và gói khó nhất la khi làm văn :
Văn hay chẳng lọ là dài
Mới đọc mở bài đã biết văn hay.
Còn gói bài văn (kêt luận) thế nào để người đọc còn thấy dư âm và gây ấn tượng sâu không phải dễ.

“Kẻ ăn rươi, người chịu bão”
Hằng năm, cứ khoảng thánh chin âm lịch, các ruộng nước chua mặn ở miền biển có giống rươi nổi lên. Người ta hớt rươi về làm thức ăn (chả rươi, mắm rươi). Nhưng mùa này cũng hay có báo làm thiệt hại. (cũng có người giải thích, mùa này trở trời nên dễ đau lưng đau bão). Câu này nói lên sự không công bằng : kẻ được ăn, người chịu vạ lây.

“Kẻ tám lạng, người nửa cân”
Cân và lạng ở đây là loại cân cũ của ta. Một cân có 16 lạng (tương đương 605 gam) và một lạng bằng một phần mười sấu cân tương đương với 37,8 gam. Vì vậy nếu cân bằng cân ta thì nửa cân là tám lạng, tám lạng là nửa cân.
Thành ngữ này trong tiếng Việt thường chỉ sự so sánh tương đương lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong cuộc đọ sức thì bằng nhau, không ai kém ai.

“Kết cỏ ngậm vành”
Thành ngữ này chỉ sự báo đền công ơn :
Dám nhờ cốt nhục tử sinh
Còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau
(Truyện Kiều)
Đây là hai điển tích xưa của Trung Quốc.
– Ông Ngụy thù đời Tần có nhiều vợ lẽ đẹp. Theo phong tục nước Tần, hễ chồng chết thì vợ lẽ phải chon theo chồng. Nhưng Ngụy Khảo, con trai của Ngụy Thù có lòng nhân đạo nên không theo tục lệ đó. Sau Ngụy Khảo nên làm tướng nước Tần, đánh nhau với nước Tấn. Bên Tấn có tướng Đỗ Hồi rất giỏi. Hôm đó, đang đánh nhau thì ngựa của Đỗ Hồi bị vướng cỏ, Đõ Hồi ngã ngựa và bị Ngụy Khảo giết. Đêm hôm ấy, Ngụy Khảo nằm mơ thấy bố người vợ lẽ đến tạ ơn và nói : “Tôi cám ơn ông không chôn sống con tôi, nên tôi đã kết cỏ làm cho Đỗ Hồi ngã ngựa”.
– Dương Bá đời Hán,lúc 9 tuổi bắt được con chim sẻ bị thương. Bá chăm sóc chim cho khỏe rồi thả ra. Sau chim đó ngậm bốn vành ngọc trắng đem đến tạ ơn.

“Gái thương chồng đương đông buổi chợ-Trai thương vợ nắng quái chiều hôm”
Câu tục ngữ này có rất nhiều cách giải thích. Sở dĩ có nhiều cách hiểu vì cụm từ “đương đông buổi chợ” và “nắng quái chiều hôm” được hiểu với nghĩa khác nhau. Dưới đây xin nêu một vài cách hiểu đó :
Hiểu đây là lời khuyên, không phê phán ai cả
“Đương đông buổi chợ” được hiểu là thời son trẻ duyên dáng của người phụ nữ, có nhiều chàng trai để ý đến.
Tình thương chồng được thể hiện rõ khi cô ta còn nhan sắc, nhiều người để ý nhưng vẫn một mực chung thủy với chồng. “Nắng quái chiều hôm” được hiểu là thời người con gái đã xế chiều, nhan sắc tàn phai và khuyên chồng nên chung thủy cả khi vợ đã luống tuổi.
Hiểu câu này chỉ mức độ tình yêu giữa nam và nữ một cách khách quan, không phê phán ai cả
Hiểu tình yêu của người phụ nữ đầy đặn, mặn mà như buổi chợ đương đông còn tình yêu của nam giới thì bồng bột, rực rỡ nhưng mau tàn như nắng quái chiều hôm.

“Hiểu câu này theo cách phê phán”
Tình yêu của người phụ nữ đậm đà bền chặt như buổi sáng lúc đương đông buổi chợ.
Tình yêu của nam giới chỉ thoáng qua, mau tắt ngấm như buổi chiều, lúc nắng quái chiều hôm.
Cho đến nay nhứng cách hiểu khác nhau vẫn tồn tại và chắc còn nhiều cách hiểu khác. Chúng ta chưa có cơ sở để lựa chọn và khẳng định.

“Gần nhà giàu đau răng ăn cốm-Gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”
Nhân dân ta rất coi trọng láng giếng “Bán an hem xa mua láng giềng gần”. Nhưng hai loại láng giềng “nhà giàu” và “kẻ trộm” thì lại khổ cho láng giềng. Câu này được hiểu là “Gần nha giàu khổ như đau răng lại nhai cốm, gần kẻ trộm khổ như đang ốm lại phải đánh đòn”. Vì sao vậy ? Láng giềng giàu thường ít thích giao tiếp với hàng xóm nghèo nên khi tối lửa tắt đèn ít nhờ vả được nhau. Gần kẻ trộm thì dễ mất trộm hoặc có khi bị đòn oan. Câu này khuyên ta nên chọn láng giềng mà ở. (Cũng có người giải thích là gần nhà giàu thì được ăn nhiều đến mức đau cả răng. Giải thích cách này không hợp lô gích).

Thành ngữ Việt Nam 8

“Già kén kẹn hom”
Trong các sách thành ngữ đều giải thích : Tình duyên lỡ làng vì quá kén chọn.
Trong cuốn tục ngữ lược giải của Lê Văn Hòe giải thích như sau :
Già kén là kén kĩ quá, kén nhiều quá.
Kẹn hom là giơ xương ra, ý nói già yếu gầy guộc, giơ xương.
Câu này ý nói : kén chọn kỹ quá thì người già mất.
Giải nghĩa như trên không có gì sai. Nhưng câu này gốc là “Già kén kẹn hom” và chỉ thấy trong từ điển của Gensibrel (1893) ghi là chẹn và dịch tiếng Pháp là serer (tức xương hom bị chẹn lại). Câu này có nghĩa là già kén (kén chồng) thì lấy chồng muộn (vãn hôn) và dễ mắc bệnh chẹn hom. Một số thầy thuốc có nói bệnh chẹn hom là bênh khi sinh nở lần đầu, xương hom – không giãn nở to, khó sinh và dễ chết cả mẹ lẫn con. Vì vậy, ngày trước có bài thuốc chữa bệnh chẹn hom để làm cho dây chằng dễ giãn khi đẻ. Nếu hiểu như vậy thì câu thành ngữ này khuyên phụ nữ đừng kén chọn quá dễ nguy hiểm đến tính mệnh.
Câu thành ngữ này cũng còn có cách giải thích khách như : Kén là kén tằm (danh từ) nếu để kén đã bị bướm cắn thủng (già kén) thì khó kéo tơ. Cách giải thích này rất xa với nghĩa ta thường hiểu.

“Giấy rách phải giữ lấy lề”
Sách chữ nho ngày trước thường phải đóng lề ở gáy để kết chặt các tờ thành quyển. Khi viết, ở phần lề được để trắng, rông độ 3 centimet theo chiều dọc. Trong quyển sách, lề là phần gốc, nếu lề bị hỏng thì toàn quyển sách sẽ bung ra hết. Dù giấy có rách, phần gốc vẫn cần bảo tồn.
Câu thành ngữ này khuyên ta nên giữ vững truyền thống, nề nếp của gia đình. Lề từ nghĩa đen đã được mở rộng để chỉ những phong tục tốt đẹp trong câu “Đát có lề, quê có thói”.

“Gió táp mưa sa”
Thành ngữ này có 2 nghĩa : nghĩa hẹp chỉ sự vất vả ở đời. Nhưng trong văn học, gió táp mưa sa lại dùng để chỉ người có tài làm câu thơ, tứ thơ đều nhanh như gió mưa do câu Phong vũ thôi thi tứ (tứ thơ đẩy đến ào ạt như gió mưa).
Tay tiên gió táp mưa sa
Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu.
(Truyện Kiều)

“Gương vỡ lại lành”
Thành ngữ này nói ý hàn gắn, đoàn tụ, sự thay đổi từ xấu thành tốt trong đời sống.
Điển tích xưa chép câu chuyện như sau : Từ Đức Ngôn yêu công chúa Nhạc Xương nhưng vì loạn lạc, hai người phải xa nhau. Họ bẻ đôi chiếc gương, mỗi người giữ một nửa. Về sau, Đức Ngôn lên kinh đô, thấy có người bán mảnh gương vỡ. Nhờ manh mối đó, Đức ngôn đã tìm được người yêu, hai mảnh chắp lại thành gương cũ.
Bây giờ gương vỡ lại lành
Khôn thiêng lừa lọc đã đành có nơi.
(Truyện Kiều)
Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.
(Tố Hữu)

“Da mồi tóc bạc”
Thành ngữ này dùng để miêu tả những người cao tuổi. tóc bạc là tóc trăng như bạc. Da mồi là da bị vết lốm đốm, thường có màu nâu như mai con đồi mồi. Đồi mồi thuộc họ rùa sống ở ven biển, mai có hoa rất đẹp, dùng làm lược hoặc kẹp tóc.
Tóc quăn chải lược đồi mồi
Chải đứng chải ngồi quăn vẫn hoàn quăn
(Ca dao)

“Dốc bồ thương kẻ ăn đong”
Nông dân thường đựng thóc vào bồ. Dốc bồ là nhà hết thóc. Khi đó mới thương những người đi đong gạo ăn hằng ngày. Câu này ý nói có cùng cảnh ngộ thì mới thương nhau, dễ thông cảm với nhau.

“Dốt đặc cán mai – Dốt có chuôi”
Mai là dụng cụ dùng để đào đất. Cán mai thường làm bằng táu, một thứ gỗ rất cứng để khi bẩy đất không bị gãy cán. Dốt đặc cán mai ý nói đầu óc bị đặc như cán mai, không có chỗ để nhét chữ vào được.
Dốt có chuôi (dốt co đuôi) là do điển tích xưa. Một thầy đồ được mời đến cúng cho gia chủ tên là Tròn. Thầy không biết viết chữ Tròn nên khoanh một vòng. Có kẻ tinh nghịch sổ thêm một nét thành cái gáo. Gáo dừa thường có chuôi (cán) dùng để cầm. Khi cúng, thầy đọc tên là gáo làm cho gia chủ bực mình.

“Đanh đá cá cày”
Câu thành ngữ này có nghĩa là ương ngạnh, cứng cỏi, không chịu thua kém ai. Cá cày là cái cá (làm bằng tre hoặc gỗ, to bằng cái cán dao, hình như con cá) dùng để nâng bắp cày lên xuống khi muốn cày nông hoặc sâu. Cá cày tuy nhỏ nhưng điều khiển được cả lưỡi cày.

“Đánh giáp lá cà”
Câu này ai cũng hiểu là đánh nhau mặt đối mặt, hai bên giáp sát vào nhau. Từ điển Việt Nam của hội Khai trí tiến đức giải nghĩa giáp lá cà : “nơi quân hai bên xông vào đâm chem. nhau”. Từ giáp này hiện nay vẫn dùng : Hai nhà ở giáp nhau. Hai người giáp mặt nhau.
Nhưng lá cà là gì ? Có người giải thích : Ngày Xưa, trong chiếc áo của ta có dùng nhiều từ lá. Lá sen là bộ phận đệm phía trong vai áo để mặc được bền. Miếng vải này hình giống lá sen. Lá xoài là một miếng vải đệm bông, lòng vào cổ và tỏa ra hai vai. Phu khiêng kiệu, khiêng cáng thường phải có lá xoài để đỡ đau vai và đỡ rách áo. Lá cà là một bộ phận trong áo võ quan. Loại này có hồng tâm bằng đồng đẻ che ngực và một mảnh lá cà để che bụng và hạ bộ. Mảnh này giống hình chiếc lá cà. Trong quần áo hát hội, các nghệ nhân gọi nó là lá cà. Đánh giáp lá cà là mặt đối mặt, các lá cà của hai tướng sát vào nhau.

Thành ngữ Việt Nam 9

“Đánh trống lảng”
Trong lễ tế thần, khi tiến rượu, các tế viên (ông mạnh, ông bồi) phải đi khoan thai, từng bước một, theo điệu nhạc và nhịp trống từ ngoài sân vào trong cung. Khi ở trong cung trở ra, các tế viên phải bước rất nhanh theo nhịp trống dồn nhập gọi là trống lảng (tiếng giục để lảng ra cho nhanh). Sau này, thành ngữ đánh trống lảng được dùng với nghĩa : một người nào đó đang nghe chuyện này thì nói lảng ra chuyện khác, hoặc lảng ra chỗ khác để tránh điều bất lợi cho mình.

“Đánh trống lấp”
Trong lễ tế thần, khi đọc văn tế, vì kiêng tên húy của thần nên người đọc văn chỉ đọc lẩm nhẩm trong miệng. Tuy vậy, vẫn sợ người ngoài biết tên húy nên khi đọc đến tên và chức tước của thần, người đánh trống còn điểm mấy tiếng trống để làm lấp tiếng người đọc. Đánh trống lúc đó gọi là trống lấp. Ngày nay, thành ngữ này thường dùng để chỉ việc kể lể lôi thôi nhằm lấp liếm câu chuyện chính hoặc che đậy lỗi lầm của mình.

“Đánh trống qua cửa nhà sấm”
Đây là một thành ngữ bắt nguồn từ điển tích Trung Quốc với nghĩa là : người kém tài chớ qua cửa người giỏi, gần giống thành ngữ “Đừng thi bơi với giải’ (giải là một loài bò sát lớn thường sống ở đầm nước, bơi rất nhanh). Theo điển tích xưa, Ngô Phù Sai đóng đô ở Cô Tô, xây thành có đặt tên cửa là Xà môn (cửa Rắn) để trấn áp nước Việt. Người Việt làm cửa Lôi môn (cửa Sấm) để chống lại. Hễ đánh trống lớn ở cửa Lôi môn thì cửa Xà môn lập tức mở ra để dò xem động tĩnh.

“Đèo heo hút gió”
Thành ngữ này dùng để chỉ nơi hoang vắng (đi vào nơi đèo heo hút gió). Sinh thời, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã giải thích cho tôi như sau :
Chính là “đèo Neo hút gió” bị nói chệch đi. Ngày trước, đường quốc lộ đi từ Thăng Long lên ải Nam quan phải đi qua đèo Neo (một cái đèo ở gần thị xã Bắc Giang bây giờ). Tiễn những người đi sứ sang Trung Quốc, bạn bè dù thân thiết cũng chỉ đi tiễn đến đèo Neo, đặt rượu tiễn hành rồi quay về. Người đi sứ phải đi vào đoạn đường rừng hoang vắng để lên cửa ải.
Cũng nhân từ đèo Neo (một danh từ riêng) nhà văn Nguyễn Công Hoan còn nói : Lưu Đồn trong bài ca dao : “Ba năm trấn thủ Lưu Đồn” cũng là một danh từ riêng. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, chúa Trịnh cho đóng một đồn binh lớn ở phía bắc sông Gianh để canh phòng. Lưu Đồn là một địa danh nay thuộc tỉnh Quảng bình.

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ này khuyên ta nên tìm học trong thực tế cuộc sống. Lời khuyên này rất quý và sâu sắc.
Ngày là nói về thời gian, đàng (đường) là nói về không gian . Ngày đàng kết hợp tạo nên một nghĩa bao quát là đi vào cuộc sống để học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
Tại sao lại nói một sàng khôn, mà không nói một thúng khôn, một bị khôn. Nếu suy nghĩ đơn giản thì sàng vần với đàng. Nhưng phải hiểu sàng là gì ? Sàng là một dụng cụ đan bằng tre, hình tròn như cái mâm, nông và thưa. Ở nông thôn, nhà nào cũng có sàng để khi xay thóc xong, dùng sàng để làm sạch trấu và cám, chỉ giữ lại gạo.
Vì vậy, đi trong cuộc sống, không phải thấy điều gì cũng học vì có điều hay điều dở. Chúng ta phải sàng lọc, chỉ học điều hay, điều khôn mà thôi.

“Đổi thay nhạn yến”
Thành ngữ này để chỉ thời gian một năm. Về mùa đông, chim nhạn (tức hồng nhạn) thường di cư về phía nam để tránh rét (hồng nhạn còn gọi là chim sếu). Về mùa xuân, chim yến (én) bay về. Thành ngữ này giống thành ngữ đông qua xuân tới.
Đổi thay nhạn yến đã hòng đầy niên.
(Truyện Kiều)

“Đồng không mông quạnh”
Thành ngữ này được dùng để chỉ một nơi trống trải, vắng lặng gây cho ta cảm giác cô đơn (không là trống trải, quạnh là vắng vẻ).
Trong thành ngữ trên, đồng là danh từ (cánh đồng) thì mông cũng là danh từ mới đối xứng theo cách kết cấu phổ biến của thành ngữ. Tiếng Việt cổ, mông là một bãi trống. (ở vùng nghệ tĩnh còn giữ từ này trong phương ngữ).

“Đố ai gánh đá vá trời, đan gàu tát biển, ghẹo người cung trăng”
Câu này có 3 thành ngữ : gánh đá vá trời, đan gàu tát biển, ghẹo người cung trăng. 3 thành ngữ này đều nói những điều không thể làm được. Không ai gánh đá vá trời được như nhân vật Nữ Oa trong thần thoại Trung Quốc. (Thuở sơ khai), bầu trời còn thủng lỗ chỗ, bà Nữ Oa đã luyện đá ngũ sắc vá lại bầu trời. (Trích theo sách của Hoài Nam Tử). Nhiều như nước biển mà dùng gàu để tát thì tát sao cạn. Người cung Trăng chỉ Hằng Nga thì sao mà ghẹo được.
Các thành ngữ này khuyên ta đừng có làm điều viển vông, không tưởng. Muốn thành công ở đời cần có óc thực tế.

“Đơn thương độc mã”
Thương là ngọn giáo, mã là ngựa. Thành ngữ này nghĩa gốc là một giáo một ngựa dùng để chỉ sự đơn độc, lẻ loi trong khi chiến đấu với khó khăn nguy hiểm, không có sự hỗ trợ của người khác.

“Đơm đó ngọn tre”
Đó là đồ dùng đánh cá hình thon dài, miệng có hom, cá chui vào nhưng không chui ra được. Đơm đó phải đơm chỗ có nước chảy. Đơm đó ở ngọn tre thì làm gì có cá.
Câu này chế giễu người nào mong đợi những điều viển vông.

“Đứng mũi chịu sào”
Khi con thuyền vượt qua ghềnh thác, người đứng ở mũi thuyền, cầm sào chèo chống có vai trò quan trọng và phải chịu gian khổ nguy hiểm.
Từ nghĩa này, thành ngữ đứng mũi chịu sào chỉ công việc quan trọng, gánh vác nhiệm vụ nặng nề, đương đầu với gian khổ vì lợi ích chung.
Ca dao có câu :
Đôi ta lên thác xuống ghềnh
Em ra đứng mũi cho anh chịu sào.
(phải hiểu là vợ và chồng cùng đứng mũi chịu sào, cùng chung gian khổ, cùng đồng tâm hiệp lực để vượt khó khăn, không nên hiểu là chồng trút khó khăn cho vợ).

Thành ngữ Việt Nam 10

“Đường vòng hay tối, nói dối hay cùng”
Đi đường vòng thì xa có khi trời tối mà chưa đến nơi. Nói dối thường gặp chỗ cùng, bế tắc không dối ai được nữa.
Câu này khuyên ta nên đi đường thẳng, không đi ngang về tắt ý khuyên làm những việc quang minh và nói lời ngay thật.

“Cạn tàu ráo máng”
Máng là dụng cụ đựng thức ăn cho lợn và gia súc (máng phải kín xung quanh để đổ thức ăn loãng không chảy ra ngoài). Tàu cũng là dụng cụ dùng đựng cỏ cho ngựa, voi (về sau tàu được mở rộng nghĩa, chỉ chuồng nhốt voi, ngựa).
Thành ngữ này lúc đầu chỉ sự chăm sóc thiếu chu đáo đối với vật nuôi vì tàu và máng không có thức ăn. Về sau, thành ngữ này chỉ sự đối sử tàn nhẫn, thiếu tình nghĩa giữa người với người (ăn ở với nhau cạn tàu ráo máng)

“Cầu toàn trách bị”
Thành ngữ này có nghĩa mong muốn được hoàn toàn, được đầy đủ, không còn thiếu thứ gì. Điều mong muốn này rất khó đạt được trong thực tế. Vì vậy, mọi người thường nói “đừng nên cầu toàn trách bị nữa”.
Cầu : mong, muốn ; trách : đòi hỏi ; toàn, bị : vẹn toàn, trọn vẹn (Ví dụ : Ông ấy làm việc gì cũng cầu toàn trách bị).

“Chạy như cờ lông công”
Ngày trước, trên đường thiên lí có các trạm, các cung. Ở đây, các phu trạm phải chuyển công văn từ trạm này tới trạm khác. Nếu công văn khẩn (hỏa tốc) thì người phu trạm phải mang theo một sợi lông đuôi của con công và phải chạy thật nhanh (về sau, thiếu lông công, phải thay bằng lông gà có buộc cục than).
Nhân dân thấy trên đường, các phu trạm chạy từ cung này đến cung kia nên có thành ngữ này để diễn đạt ý “chạy rối rít, chạy loạn xạ”.

“Chín chữ cù lao”
Thành ngữ này thường dùng để chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù là siêng năng, lao là khó nhọc). Chín chữ cù lao ấy là :
Sinh : đẻ, cúc : nâng đỡ, phủ : vuốt ve, súc : cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng: nuôi cho lớn, dục : dạy dỗ, cố : trông nom săn sóc, phục : xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, phúc : giữ gìn.
Trong Truyện Kiều có câu :
– Duyên hội ngộ, đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn.
– Nhớ ơn chin chữ cao sâu
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.

“Chân ướt chân ráo”
Thành ngữ này do phong tục rước dâu ngày trước tạo nên. Khi cô dâu bước chân về nhà chồng, mẹ chồng ra đỡ nón cho cô dâu, nhúng chân cô dâu vào một chậu nước để rửa làm phép (trong chậu có bỏ mấy đồng tiền ngầm chúc tiền của sẽ vào như nước). Sau đó, cô dâu phải bước qua một chậu than hồng (để trừ ma quỷ) trước khi vào buồng.
Vì vậy, thành ngữ này có nghĩa là : thời gian chưa lâu (cô ấy mới chân ướt chân ráo về nhà chồng).

“Chân le chân vịt”
Le là giống biết bay, vịt là giống không biết bay chỉ lạch bạch đứng một chỗ. Câu này ý nói nửa muốn đi, nửa muốn ở.

“Chim ra rang”
Ràng là từ cổ, có nghĩa là chuồng : Một số nơi còn dùng từ ràng trâu để chỉ chuồng trâu. Chim ra rang là chim đã đủ lông đủ cánh, mới ra khỏi chuồng (tức chim non). Hiện nay, ta dùng từ ràng buộc nghĩa gốc là nhốt vào chuồng và cột chặt.

“Cho bạc cho tiền không bằng cho nghiên cho bút”
Câu tục ngữ này nói lên truyền thống hiếu học của dân ta. Nghiên bút dùng để chỉ việc học hành. Nuôi con học hành đến nơi đến chốn để tạo cho con thành người hữu ích, có đạo đức còn hơn cho con tiền bạc. Tiền bạc dù nhiều thì tiêu cũng hết (miệng ăn núi lở). Nếu cho con tri thức thì không bao giờ hết vì tri thức gắn liền với nghề nghiệp.
Trong thời đại hiện nay, câu này càng có giá trị vì thế kỉ XXI là thế kinh tế tri thức.

“Con rồng cháu tiên”
Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là giống rồng, Âu Cơ là giống tiên, sinh ra một trăm người con. Sau đó, Lạc Long Quân đem 50 con xuống vùng biển, Âu Cơ đem 50 con lên núi. Số người này đã lập nghiệp tạo nên các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Thành ngữ này nói lên nguồn gốc và lòng tự hào dân tộc.

“Con cà con kê”
Nông dân ta thường reo hạt cà, hạt kê thành từng đám. Khi đến tuổi trồng, người ta nhổ lên, bó từng bó nhỏ gọi là con, rồi mới đem cấy ở ruộng. Công việc trồng cà, trồng kê rất lâu, rề rà, vì phải tách ra từng cây giống trước khi cấy vào luống. Vì vậy thành ngữ này thường dùng với từ “kể lể con cà con kê suốt cả buổi” để chỉ thói quen nói dai, kể lể dài dòng, hết chuyện này đến chuyện khác.

“Có công mài sắt có ngày nên kim”
Đây là một câu tục ngữ rất phổ biến, khuyên mọi người phải có ý chí bền bỉ, kiên nhẫn thì dù việc khó đến đâu cũng thành công.
Chuyện xưa kể rằng Lí Bạch thuở nhỏ hay ham chơi, ít chịu khó học hành. Một hôm, cậu thấy một bà già đang ngồi bên tảng đá để mài một thanh sắt. Cậu hỏi thì bà trả lời : “Mài thanh sắt để làm thành cái kim khâu cháu ạ !” Cậu hỏi : “Liệu hôm nay có xong không hả cụ ?” Bà già trả lời : “Hôm nay không xong thì ngày mai mài tiếp. Tháng này không xong thì tháng sau mài tiếp”.
Thấy vậy, Lí Bạch chợt hiểu ra và từ đó dốc tâm học tập. Về sau, Lí Bạch học giỏi, trở thành một nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc.

Thành ngữ Việt Nam 11

“Công dã tràng”
Dã tràng là một con vật nhỏ, giống hình con cáy, chạy rất nhanh, sống ở bãi cát ven biển. Dã tràng thường dùng hai càng để xe cát và ăn các chất hữu cơ có trong cát. Cát bị xe thành từng viên nhỏ như hạt đu đủ, mỗi khi có sóng biển tràn lên thì tan ra hết. Vì vậy mọi người cho rằng dã tràng làm một việc vô ích. Ca dao có câu :
Dã tràng xe cát biển Đông
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.
Từ đó, thành ngữ này dùng để chỉ một việc làm phí công sức mà không có ích lợi.
Cổ tích của ta cũng có chuyện Dã Tràng có viên ngọc nghe được tiếng nói của chim. Sau viên ngọc bị Long vương lấy mất nên Dã Tràng cứ ở ven biển đào cát để tìm lại viên ngọc.

“Công như công cốc”
Cốc là một loài chim mình đen như quạ, có tài lặn dưới nước để bắt cá. Nhiều người dân chài đã thuần dưỡng cốc để kiếm cá cho chủ. Học cho Cốc đeo một chiếc vòng bằng ddoongfowr cổ. Hễ mò được cá nhỏ, cốc có thể nuốt được. Nhưng nếu bắt được cá to , cốc đành chịu. Chủ nuôi sẽ được cá to đem bán. Thành ngữ này nói lên ý tốn công sức mà không được hưởng thành quả.

“Của người bồ tát, của mình lạt buộc”
Vế thứ hai “của mình lạt buộc” thì ai cũng hiểu và giữ khư khư, không chịu rời cho ai đồng nào. Nhưng còn vế đầu “của người bồ tát” thì bồ tát nghĩa là gì ? Có nhiều cách giải thích khác nhau.
Theo trong kinh Phật, bồ tát là bậc tu hành đã đắc đạo, có thể lên ngôi như Phật nhưng vẫn náu lại nơi hạ giới để cứu nhân độ thế. Ông Bồ Tát rất phóng tay cứu giúp mọi người.
Có người cho rằng bồ tát là nói chệch của từ bố tát. Bố từ Hán có nghĩa là tung ra (như trong bố thí). Tát từ Hán có nghĩa là buông thả (bố tát là tháo tung ra). Dù giải thích cách nào thì nghĩa của vế đầu vẫn là : “của người thì phung phí rộng rãi” để đối lập với vế sau là bo bo giữ cảu mình.

“Cữ gió tuần mưa”
Theo cách chia thời gian ngày trước, một cữ là 7 ngày, một tuần là 10 ngày. Ngày nay vẫn còn nói “Chị ấy mới ở cữ”, tức mới sinh con được một vài cữ. Một tháng chia ra ba tuần : thượng thần (10 ngày đầu tháng), trung tuần (10 ngày giữa tháng), hạ tuần (10 ngày cuối tháng).
Câu này nói ý nhớ người thân đi xa vất vả.
Não người cữ gió tuần mưa
Một ngày nặng gánh tương tư một ngày
(Truyện Kiều)

“Cười như nắc nẻ”
Nắc nẻ là loại côn trùng hình như con bướm, ban đêm hay bay vào nơi thắp đèn, luôn đập cánh, xè xè trên vách. Thành ngữ này ý nói cười liên tiếp không dứt. (Có sách giải nghĩa cười giòn giã là không chính xác).

“Cưỡi ngựa xem hoa”
Câu này có nghĩa là qua loa, đại khái, không tìm hiểu kĩ. Sở dĩ có thành ngữ này cũng là do câu chuyện sau : Một chàng công tử chân bị què muốn đi xem mặt vợ. Không ngờ cô vợ tuy đẹp nhưng bị sứt môi. Người làm mối cho chàng công tử cưới ngựa đi qua cổng và dặn cô gái đứng ở cổng, tay cầm bong ho ache miệng. Hai bên đồng ý kết hôn. Khi cưới mới biết các tật của nhau.

“Ba voi không được bát nước xáo”
Trong nhiều từ điển đều giải thíchnghĩa là “nói khoác, không đúng sự thật”, hoặc “huênh hoang, hứa nhiều nhưng không làm đúng như lời đã hứa”.
Cơ sở cho cách hiểu trên là sự tương phản về khối lượng. Một bên là voi, một loài thú rất lớn (thậm chí là ba voi, hoặc mười voi để tăng về khối lượng) và một bên là bát nước xáo, một lượng rất ít. Đó là nghĩa bóng của thành ngữ này.
Không một người Việt nào hiểu sai thành ngữ trên (ví dụ hiểu thịt voi không ngon cho nên nước xáo nhạt). Nhưng về nghĩa thực (nghĩa đen) thì ít người hiểu rõ. Trong bài “Kể chuyện về loài voi” của Bá Thành (Tuần tin tức số 15-1993) có một thông tin rất đáng chú ý : “Thịt voi là loại thịt săn, chắc, đặc biệt là thịt ở vòi. Khi nấu thịt voi dù có đổ nhiều nước, thịt nở ra vẫn hút hết nước”. có lẽ nhờ tính chất hút rất nhiều nước của thịt voi mà chúng ta hiểu rõ thêm về nghĩa đen của thành ngữ này vì đã mấy ai được ăn thịt voi, luộc thịt voi mà biết rõ.
(Theo Hà Quang Năng)

“Bán chỗ nằm, mua chỗ ngồi”
Câu này cũng gần nghĩa với câu “Bán gia tài mua danh phận”. ngày trước, ở nông thôn, người ta chuộng chỗ ngồi ở chốn đình trung khi hợp làng. Nhiều người bỏ tiền mua một chức Nhiêu, chức Xã để có một chỗ ngồi, rồi lại phải khao vọng tốn kém. Vì thế có người phải bán cả nhà, đất để có một danh vị hão. Chỗ nằm tức là nơi nhà ở, chỗ ngồi tức là góc chiếu nơi đình trung.

“Bạn tri âm”
Tri âm nghĩa là hiểu được tiếng đàn , nghĩa rộng là hiểu được long mình. Tong truyện “Kim cổ kì quan” của Trung Quốc có ghi lại một tình bạn hiếm có giữa Bá Nha và Chung Tử Kì. Bá Nha làm quan, một lần đi thuyền về quê, ghé đậu vào một bến sông. Trong đêm trăng, Bá Nha đem đàn ra gảy.Vừa lúc đó, Tử Kì đi qua, nghe tiếng đàn liền dừng lại. Thấy có người mải mê nghe tiếng đàn, Bá Nha liền mời xuống thuyền. Tử Kì là người sành nghe đàn. Khi Bá Nha nghe đến núi cao thì Tử Kì khên. “Cao vòi vọi như núi Thái Sơn”. Khi Bá Nha nghe đến sông nước thì Tử Kì khen “mênh mông như Trường Giang, Hoàng Hà”.
Thấy có người hiểu sâu được tiếng đàn của mình, Bá Nha liền kết làm an hem và hỏi về gia cảnh. Tử Kì thưa còn có mẹ già nên hàng ngày phải đi đốn củi để bán lấy tiền nuôi mẹ. Bá Nha từ biệt Tử Kì để xuôi thuyền về quê và hẹn một tháng sau, khi trở lại nhiệm sở sẽ nghé thăm. Đến hẹn, Bá Nha tìm đến thì Tử Kì đã qua đời, chỉ còn mẹ già. Bá Nha mời mẹ Tử Kì về ở với gia đình mình và phụng dưỡng rất chu đáo. Từ ngày Tử Kì mất, Bá Nha treo đàn vì mất bạn tri âm.
Thành ngữ của ta còn có các câu nói về tình bạn như “bạn cố tri” (bạn hiểu nhau từ lâu), “bạn nối khố” (bạn từ thuở hàn vi chia nhau cả cái khố vải).

Thành ngữ Việt Nam 12

“Bầu dục chấm nước cáy (chấm mắm cáy)”
Bàu dục là món ăn ngon và bổ trong bộ lòng lơn. Nước cáy là thứ nước mắm ướp bằng con cáy, thường nặng mùi, có sắc đục, chấm không ngon. Bầu dục mà đem chấm nước cáy thì phí mất cả chất ngon của bầu dục.
Đại ý câu này nói lên hai đối tượng không phù hợp, không cân xứng. Cũng còn có ý chê người có miếng ngon mà không biết cách ăn.
Câu này thường bị nói lầm là “dùi đục chấm nước cáy”.

“Bạo hổ bằng hà”
Thực ra phải nói là bạo hổ băng hà. Bạo hổ là tay không bắt hổ, băng hà là không có thuyền mà dám vượt qua sông lớn. Thành ngữ này ý nói táo bạo nhưng mạo hiểm.

“Bằng cái sẩy nẩy cái ung”
Sẩy là nốt rôm nhỏ nổi trên da. Nếu không biết giữ gìn thì có thể trở thành cục to nguy hiểm (cái ung, cái nhọt). Câu này khuyên ta đừng có coi thường việc nhỏ hoặc để chỉ một tai nạn lớn từ việc nhỏ gây nên.

“Bĩ cực thái lai”
Kinh dịch có 64 quẻ, trong đó có quẻ bĩ và quẻ thái. Quẻ bĩ tượng trưng cho sự bế tắc, không thuận lợi, quẻ thái tượng trưng cho sự thuận lợi, hanh thông. Đây cũng là một quan điểm biện chứng, lạc quan. Khi nào sự bế tắc đến cùng cực (bĩ cực) thì sự hanh thông, thuận lợi sẽ tới (thái lai). Câu này nói ý hết khổ đến sướng, giống như câu “khổ tận cam lai” (khổ là đắng, cam là ngọt, hết thời cay đắng thì đến thời ngọt bùi).

“Bố vợ là vớ cọc chèo”
Trong tiếng Việt hiện đại, vớ là danh từ có nghĩa là bít tất (miền Nam vẫn dùng), vớ là động từ có nghĩa là tóm được, níu lấy. (chết đuối vớ được cọc, nạ dòng vớ được trai tơ).
Cả hai nghĩa trên đều không khớp với câu tục ngữ này. Vớ trong câu tục ngữ là từ cổ, hiện nay chỉ một số vùng còn dùng như ở Tam Kì (Quảng Nam). Vớ là một vật kết bằng thừng, giống hình số 8, một nửa lồng vào mái chèo còn nửa kia lồng vào khấc ở đầu cọc chèo. Nếu không có cái vớ thì không chèo được, nếu buộc chặt mái chèo vào cọc chèo cũng không chèo được. Câu này có nghĩa là : tình cảm giữa bố vợ và chàng rể dù có buộc nhưng không chặt chẽ, khăng khít như con đẻ. Ý này rất hợp với câu thứ hai “Mẹ vợ là bèo trôi sông”.
Bèo trôi sông cũng kết thành mảng nhưng kết không chặt, sóng to gió cả cũng dễ tan.
Từ câu tục ngữ trên nên mới có từ “bạn cọc chèo” để chỉ hai anh rể lấy hai chị em ruột (bạn đồng hao).

“Bợm già mắc bẫy cò ke”
Bẫy cò ke là loại bẫy thô sơ dùng để bẫy chim. Bẫy bằng tre, có cần và lẫy. Mồi gắn với lẫy. Hễ chim ăn mồi thì lẫy bật ra và cần tre sẽ sập xuống.
Bợm già là những tay lọc lõi trong nghề lừa đảo, thế mà có khi còn mắc bẫy, mắc những mưu lừa tầm thường vì thiếu cảnh giác.
(Cò ke có nhiều cách giải thích. Cò ke là một loại quả dùng làm mồi. Cò ke là chiếc cò có lẫy).

“Vén tay áo sô đốt nhà tang giấy”
Áo sô là áo của người có đại tang (tang bố mẹ), nhà tang giấy là nhà làm bằng giấy có khung bằng nứa để đậy trên quan tài khi làm lễ tang. Khi ra đến huyệt, sau khi chôn cất xong, người ta thường đốt nhà tang giấy. Vén tay áo sô thì không khó gì vì áp sô bằng vải mỏng và rộng tay. Đốt nhà tang giấy cũng rất dễ. Câu này ý nói làm một việc rấ dễ dàng chóng xong. (Thời xưa, chỉ nhà giàu mới làm nhà tang giấy. Các nhà thường dân dùng chung nhà tang bằng gỗ của phe giáp).

“Vênh váo như khố rợ phải lấm”
Câu này thường bị nói nhầm thành “Vênh váo như bố vợ phải đấm”.
Ngày trước, nhiều người nghèo đến mức không có vải để đóng khố, phải dùng vỏ một loại cây, ngâm nước rồi đập thành mảng cho mềm để đóng khố (chăn sui khố rợ). Đóng khố có yêu cầu là kín hai bên nhưng khố rợ khi lấm bùn thì không mêm fnhuw vải mà cứng lại, tạo nên sự vênh váo.
Trong một cuộc tọa đàm ở Viện khoa học Giáo dục (1965), nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng tán thành cách giải thích này nhưng ông còn nói thêm câu “Vênh váo như bố vợ cậu ấm”. Cậu ấm là con quan, người được thông gia với quan cũng dễ lên mặt, dễ vênh váo với thiên hạ lắm chứ. Chúng tôi xin nêu để bạn đọc tham khảo thêm.

“Vung tay quá chán”
Vung là động từ chỉ hoạt động nhanh, mạnh khi ném một vật gì. Vung còn đi với các từ vung vãi, vung phí.
Quá chỉ ý vượt quá hơn mức bình thường như thái quá, quá trớn. Thành ngữ này nói lên sự vung phí tiền của thái quá so với mức cần thiết và có nhiều đặc điểm chung với thành ngữ “Ném tiền qua cửa sổ”. Song thành ngữ Vung tay quá chán có ý nghĩa và cách dùng rộng hơn nghĩa là không chỉ nói về chi tiêu hoang phí mà còn nói về bất kì sự chi dùng hoang phí nào.

“Xắn tay quai cồng”
Cồng là một loại chiêng nhỏ dùng để làm hiệu lệnh. Quai cồng thường là loại dây thừng to và bề. Khi đánh, một tay xách quai, một tay dùng để gõ vào mặt cồng. Người phụ nữ xưa mặc váy dài. Khi làm việc, họ phải buộc một dây thừng vào bụng và giắt cặp váy vào dây cho váy cao lên khoảng đầu gối để đỡ vướng.
Thành ngữ này dùng để chỉ những người phụ nữ tháo vát, lam lũ. Cũng có khi dùng chỉ những người phụ nữ đanh đá.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến trong câu đối khóc vợ cũng có hình ảnh này : “Nhớ bà xưa, xắn tay quai cồng, chân đăm đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc”.

Thành ngữ Việt Nam 13

“Xấu như ma lem”
Ở Trung Quốc ngày xưa có 4 người đẹp và 5 người xấu được ghi trong sử sách và truyền vào nước ta.
Bốn người đẹp là : Tây Thi (đòi Xuân Thu), Chiêu Quân (đời Hán), Điêu Thuyền (đời Tam Quốc), Dương Quý Phi (đời Đường).
Năm người xấu nhất nước là : Mô Mẫu (vợ hoàng đế Trung Hoa cổ đại)
Chung Vô Diệm (vợ vua Tề Tuyên Vương thời Chiến Quốc).
Mạnh Quang (vợ danh sĩ Lương Hồng đời Hậu Hán)
Nguyên nữ (vợ danh sĩ Hứa Doãn đời Đông Tấn).
Hoàng Thi (vợ Khổng Minh Gia Cát Lượng).
Trong số này, Chung Vô Diệm là xấu nhất. Bà chính họ là Chung Li, tên là Xuân, người đất Vô Diệm, tỉnh Sơn Đông (chính bà này được người đời gọi xấu như ma lem).Sách xưa ghi lại hình dáng bà như sau : tóc đỏ, mắt xanh, môi dày, miệng rông, bụng phệ, lưng gù, da sạm.
Tại sao Tề Tuyên Vương lại lấy bà này làm chính phi ? Bà rất tài trí tinh thông văn võ. Năm 40 tuổi, bà xin gặp mặt vua. Chỉ trong một buổi đối thoại, Tề Tuyên Vương đã bị thuyết phục. Khi nhà vua hỏi về việc nước ba fthuwa “Nước Tề bị nước Tấn uy hiếp ở phía tây, nước Sở uy hiếp ở phía nam, đó là nguy cơ thứ nhất. Nhà vua làm nhọc sức dân, hao tiền tốn của, đó là nguy cơ thứ hai/ Trong triều hiếm người hiền, trọng kẻ nịnh, đó là nguy cơ thứ ba. Đấng quân vương ham mê tửu sắc, không sửa sang chính trị trong nước, đó là nguy cơ thứ tư”.
Trước những lời thẳng thắn, cương trực của Chung Li, Tề Tuyên Vương đã bừng tỉnh và nói : “Nếu không có lời nói của nhà ngươi thì quả nhân không bao giờ biết được lỗi lầm của mình”. Vua liền lập Chung Vô Diện làm chính phi để giúp mình trông coi việc nước.
Câu chuyện này nhập vào nước ta cũng có ý sâu xa, vì bà này tuy nhung nhan xấu nhưng công, ngôn, hạnh lại nổi bật.

“Xập xí xập ngầu”
Đây là một thành ngữ gốc Hán, do Hoa kiều ở Quảng Đông, Phúc Kiến dùng và đã nhập vào kho thành ngữ tiếng Việt.
Hoa Kiều phát âm là “xập xí xập ngầu” nhưng nếu đọc theo âm Hán Việt là “tập tứ thập ngũ” (mười bốn mười lăm). Nghĩa của thành ngữ này là : mười bốn nói là mười lăm, mười lăm nói là mười bốn, không minh bạch rõ ràng. Tiếng Việt có từ “ù xịa” cũng dùng để chỉ khái niệm này.
Từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Quảng Đông có khá nhiều.
Ví dụ :
– Lục tàu sá (lục đậu sa = chè đậu xanh).
– Mì chính (vị tinh = một loại tinh chất dùng làm gia vị).
– Bát bảo lường xà (bát bảo lương trà = một loại trà chế bằng 8 vị thuốc quý).
Trong tiếng Việt, nhân dân ta thường mượn hình tượng các con vật để tả vẻ xấu, đẹp, tính lành dữ của con người. Lối so sánh này giàu tính nghệ thuật và trí tưởng tượng là cho tiếng Việt thêm giàu, thêm đẹp.
Muốn thể hiện vẻ xấu đẹp về diện mạo, ta thường nói : mắt bồ câu, mày ngài mắt phượng, ti hí mắt lươn, trơ mắt éch, tròn xoe như mắt ốc nhồi, trắng dã như mắt lợn luộc, đỏ hoe như mắt cá chày, lông mày sâu róm, mũi sư tử, dô như trán khỉ, mồm cá ngão, mồm loa mép giải, nhăn như khỉ ăn gừng, mặt dài như mặt ngựa…
Muốn thể hiện hình dáng, ta thường nói : gầy như xác ve, béo như lợn ỉ, thắt đáy lưng o­ng, mình cá trắm, gù lưng tôm, đùi dế, cổ cò, chân dài như chân sếu, to như chân voi, tay dài như vượn, đen như quạ, béo như cun cút…
Muốn thể hiện tính nết, phong cách, ta thường nói : nhanh như sóc, chậm như rùa, yếu như sên, khỏe như trâu, mạnh như hổ, hôi như cũ, hôi như chuột chù, dốt như bò, chữ như gà bới, lủi như cuốc, ngu như lợn, học như cuốc kêu mùa hè, thẳng như ruột ngựa, dai như đỉa đói, ngang như cua…
Hình ảnh loài vật còn được dùng để thể hiện hoàn cảnh đời sống

Trên đây là bài viết thành ngữ Việt Nam, chúc các bạn vui vẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.