Review sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh 

Đã có ai từng mong muốn mình được quay trở về khoảng thời gian còn là một đứa trẻ? Thật vậy, chúng ta luôn tìm cách đưa mình trở về những ngày tháng ấm áp, đầy mơ mộng ấy. Và review sách cho tôi xin một vé đi tuổi thơ sẽ giới thiệu đầy đủ và tổng quan nhất cho cảm nghĩ này.

Cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được ra đời như là món ăn tinh thần dành cho những người lớn đang có khát khao tìm lại tuổi thơ của mình. Thông qua quyển sách này, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã giúp rất nhiều người có được tấm vé khứ hồi với chuyến tàu xuyên thời gian trở về với giấc mộng của thuở nhỏ êm đềm. Hãy cùng sachhaynendoc.du.vn tìm hiểu rõ nét hơn về tác phẩm ấn tượng này dưới bài viết sau đây nhé. 

Review sách cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Review sách cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Review sách cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nội dung chính

https://www.youtube.com/watch?v=yRE3HfzC0c8

(Review Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh – Trích nguồn Youtube: Duy Phan)

Nội dung chủ yếu của cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ xoay quanh câu chuyện thú vị của 4 nhân vật: Tí sún, Hải cò, Cu mùi, Con Tủn. Đây là những cái tên vô cùng bình dị gắn liền với cuộc sống nông thôn bình yên, không ồn ào, bon chen và tấm nập. Thay vì sử dụng những cái tên quá mỹ miều tác giả lại gọi 4 đứa trẻ này với tên gọi gần gũi, mang lại cho người đọc nhiều hoài niệm đáng nhớ về quá khứ.

Đặc biệt, trong thế giới tuổi thơ hồn nhiên không tồn tại những lo lắng, thăng trầm trong cuộc sống mà chỉ có tiếng cười. Ở cái độ tuổi lên 8, chắc hẳn chúng ta đã từng mơ ước có thể bay được như chim hay thậm chí đặt ra muôn vàng câu hỏi vì sao. Đó là những câu hỏi hồn nhiên đến lạ thường và nó bộc phát từ tính tò mò của một đứa trẻ mà thôi.

Xuyên suốt nội dung, tác giả mang đến cho người đọc về những câu chuyện diễn ra trong cuộc sống đời thường của các nhân vật. Đây không phải là những câu chuyện riêng mà nó là một hồi ức tuổi thơ mà ai cũng đã từng trải qua. Nhưng liệu rằng, những ký ức tươi đẹp đó còn đọng lại trong trí nhớ của chúng ta hay không? Đó là câu hỏi mà đáp án nằm ở chính bản thân chúng ta, hãy tự nhìn lại bản thân mình đã đánh mất những gì.

Bằng lối viết văn chân thật, gần gũi và hồn nhiên, Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa một thế giới tuổi thơ muôn màu muôn vẻ chỉ bằng những dòng văn đơn giản. Một khu vườn cổ tích đầy hoài niệm tuổi thơ đã khiến người đọc như được tìm lại chính mình và quên đi những bộn bề, lo toan trong cuộc sống.

Đồng thời, Nguyễn Nhật Ánh còn muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của tuổi thơ, một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, khi mà chúng ta có thể học hỏi, khám phá, trải nghiệm và xây dựng nên những giá trị tốt đẹp cho bản thân. Tác giả hy vọng sách sẽ giúp độc giả hiểu được giá trị của tuổi thơ và giúp các em trẻ trưởng thành một cách tích cực.

Tóm lại, tác giả đã tái hiện lại những kỷ niệm của mình trong tuổi thơ, những lần chơi đùa, những lần gặp gỡ bạn bè, và những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống. Từ đó, tác giả muốn truyền tải đến độc giả thông điệp về tình bạn, sự chân thành và tình yêu thương con người.

Thông điệp ý nghĩa của sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Thông điệp ý nghĩa từ cuốn cho tôi một vé về tuổi thơ
Thông điệp ý nghĩa từ cuốn cho tôi một vé về tuổi thơ

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ không chỉ đơn giản là một quyển sách, nó còn là một tấm vé hành trình đưa chúng ta trở về với những ngày tháng tuổi thơ tươi đẹp, hồn nhiên. Ai trong chúng ta mà không có tuổi thơ đúng không nào? Dù là ký ức đẹp hay xấu thì nó vẫn là một phần hoài niệm đáng nhớ trong cuộc sống. Khoảng thời gian thơ ấu trôi nhanh như một cơn gió, nó để lại cho con người nhiều nhớ thương, mong chờ có thể quay trở lại.

Thông qua tác phẩm, tác giả muốn truyền tải đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, đặc biệt là hành trình tuổi thơ của mỗi người. Nguyễn Nhật Ánh cũng trình bày ý nghĩa quan trọng trong việc khơi gợi lại ký ức và giá trị của tuổi thơ, cùng với đó là những bài học về tình bạn, tình người, tình yêu và giá trị cuộc sống. Hồi ức không chỉ là những kỷ niệm tươi đẹp, nó còn là liều thuốc tinh thần để chúng ta có thể phấn đấu cho một cuộc sống tươi lai tốt hơn.

Ngoài ra, sách còn mang ý nghĩa về việc lưu giữ và truyền lại những giá trị văn hóa, tình cảm và kinh nghiệm trong cuộc sống cho thế hệ mai sau. Sách là một tác phẩm đáng đọc và đáng để mỗi người đọc suy ngẫm về cuộc đời, tình người và giá trị của tuổi thơ.

Tuổi thơ không chỉ đơn giản là những trò chơi, cuốn sách hay bức ảnh. Đó là thời gian mà chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của gia đình, sự chân thành và niềm tin vào cuộc sống. Hãy tìm lại những giá trị đó và mang chúng vào cuộc sống hiện tại của mỗi chúng ta.

Cảm nhận tâm đắc sau khi đọc sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Khép lại từng trang sách ý nghĩa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã để lại biết bao cảm nhận tâm đắc từ đông đảo người đọc. Có lẽ, trong trái tim chúng ta vẫn đang bồi hồi, nhung nhớ và xao xuyến về những dòng văn thắm đặm ký ức ấy. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng và hồn nhiên, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã dẫn người đọc trải qua từng khung bậc cảm xúc khác nhau về những kỉ niệm đáng nhớ của tuổi thơ.

Chúng ta không chỉ sống cho hiện tại mà còn phải luôn nhớ về quá khứ, nhớ về những vấp ngã đã biến chúng ta trở nên trưởng thành như ngày hôm nay. Với những giá trị nội dung ý nghĩa, cuốn sách đã giúp độc giả cảm nhận được thế nào là những ngày tháng tuyệt vời của tuổi thơ mà chúng ta đã vô tình lãng quên trong cuộc sống.

Cùng nhớ về chúng ta của năm 8 tuổi, có rất nhiều mơ ước và hoài bão lớn lao như được bay lượn trên bầu trời xanh với những chú chim. Hơn hết, ai trong chúng ta cũng đã từng mong mình lớn thật nhanh để có thể làm những điều mình thích và trải nghiệm cuộc sống của người lớn.

Nhưng, khi đã lớn, chúng ta đã cảm nhận được những thách thức, khó khăn trong cuộc sống và chỉ muốn quay trở về làm một đứa trẻ hồn nhiên. Ở cái độ tuổi mà chỉ biết ăn, chơi và học mà chẳng phải cần suy nghĩ về những vấn đề nan giải trong cuộc sống bộn bề này. Và khi lớn lên, chúng ta cũng nhận thức được rằng những ngày tháng tuổi thơ thật đáng giá biết bao. Cái giá này phải được trả bằng trải nghiệm, thử thách và cảm xúc.

Chắc hẳn, khi đọc xong cuốn sách, ai cũng mang trong lòng những tâm sự nhưng làm thế nào đây khi tất cả chỉ còn là quá khứ. Thời gian đã biến chúng ta từ một đứa trẻ trở thành một người trưởng thành thật sự. Nhưng thời gian không lấy đi bất kỳ hồi ức của ai cả, nó vẫn luôn có chỗ trống trong trái tim của mỗi người. Vì thế, dù phải đánh đổi nhiều thứ trong cuộc sống nhưng hãy nhớ rằng kỷ niệm tuổi thơ là thứ vô giá luôn trường tồn mãi mãi.

Đến bây giờ, chúng ta vẫn luôn đặt ra câu hỏi liệu có quay về tuổi thơ được hay không? Trên thực tế, câu trả lời chắc chắn là không nhưng tấm vé xuyên không của Nguyễn Nhật Ánh lại làm được điều đó. Thời gian thấm thoát thôi đưa, những ngày tháng mộng mơ của tuổi thơ trong sáng dần mất đi nhưng chỉ cần chúng ta luôn nhớ về nó. Thì chúng ta vẫn là một đứa trẻ mà thôi.

Chúng ta hãy cùng nhau trở về tuổi thơ bằng cách làm lại những điều mình yêu thích nhất. Bạn có thể quay lại trường cũ, đánh cầu lông, chơi những trò chơi thời thơ ấu, hay đơn giản chỉ là ngồi đọc một cuốn truyện cổ tích mà mình yêu thích.

Đây là những việc làm tuy đơn giản nhưng lại có giá trị về mặt tinh thần rất cao. Chúng ta có thể tìm lại tuổi thơ của chính mình và hãy xem đó là động lực to lớn để có một cuộc sống tốt hơn ở hiện tại và tương lai.

Đánh giá khi mua và đọc của các độc giả

Đánh giá cuốn sách cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
95% người đọc thích cho tôi một vé đi tuổi thơ

Nguyễn liễu

“Cho tôi một vé đi tuổi thơ” là một cuốn sách tuyệt vời, một hành trình trở về quá khứ và tìm lại ký ức tuổi thơ của chính mình. Cuốn sách được viết bởi tác giả Nguyễn Nhật Ánh, với phong cách viết dí dỏm, tinh tế và sáng tạo.

Hoàng Thông

Sau khi đọc cuốn sách, tôi cảm thấy đã được trở về thời điểm tuổi thơ của mình. Tác giả đã miêu tả vô cùng tuyệt vời về cuộc sống của một cậu bé ở miền quê Việt Nam, với những trò chơi, những hoạt động vui nhộn và những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. Tôi cảm thấy như đang sống lại những ký ức tuổi thơ của mình, từ những khoảnh khắc ngọt ngào đến những trải nghiệm đầy thử thách.

Hoàng Long

“Cho tôi một vé đi tuổi thơ” là một cuốn sách tuyệt vời, đầy cảm xúc và sự tinh tế nha các bạn. Nếu bạn muốn tìm lại ký ức tuổi thơ của mình hoặc muốn đọc một cuốn sách nhẹ nhàng và đầy cảm hứng, thì đây là cuốn sách tuyệt vời để thưởng thức.

Trích dẫn giá trị khi đọc Cho tôi một vé đi tuổi thơ

Trích dẫn hay trong sách cho tôi một vé đi tuổi thơ
Trích dẫn hay trong sách cho tôi một vé đi tuổi thơ
  • “Nhiều người sợ nỗi buồn. Nhưng tôi không sợ. Tôi chỉ sợ một cuộc sống không buồn không vui, nói chung là nhạt nhẽo. Đôi khi chúng ta cũng cần có nỗi buồn làm bạn, nhất là lúc cuộc sống bỗng dưng trống trải và cảm giác cô độc xâm chiếm ta từng phút.”
  • “Thực ra thì tư cách cũng cần cài nút, nhưng lúc quên cài thì chúng ta thường không thấy cảm giác nhột nhạt. Nhiều người lớn có khuynh hướng coi trọng sự ngay ngắn của quần áo hơn và sự ngay ngắn của tư cách. Bởi quần áo luộm thuộm dễ dàng bị người khác phát hiện còn sự luộm thuộm của tư cách là cái gì đó khó phát hiện hơn và khi bị phát hiện thì lại có vô số lý do để bào chữa.”
  • “Bạn có thể trở về thăm lại thời thơ ấu của mình bất cứ lúc nào, hay nói khác đi lúc nào mà bạn nhận ra rằng thỉnh thoảng tắm mình trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bụi bặm của thế giới người lớn một cách diệu kỳ.”
  • “Khi tôi trưởng thành, có nhà báo phỏng vấn tôi, rằng giữa sức khỏe, tình yêu và tiền bạc, ông quan tâm điều gì nhất? Lúc đầu tôi nói nhiều về tình yêu, về sau tôi nói nhiều hơn về sức khỏe. Tôi phớt lờ tiền bạc, mặc dù tôi nhận thấy đó là một bất công: tiền bạc chưa bao giờ được con người ta thừa nhận là mối quan tâm hàng đầu dù tiền bạc ngày nào cũng chạy đi mua quà tặng cho tình yêu và thuốc men cho sức khỏe. Người lạc quan bảo rằng ổn định cái điều mà người bi quan cho là đơn điệu. Cắt nghĩa tại sao ta không yêu một người nào đó dễ dàng hơn rất nhiều so với việc phải giải thích tại sao ta yêu họ. Cả đàn ông lẫn phụ nữ không ai lấy người kia chỉ vì một bộ phận nếu anh ta (hay cô ta) thực sự tin rằng lấy một người có nghĩa là cuộc đời mình bị cột chặt vào người đó bằng sợi xích vững chắc của số phận.”
  • “Đôi khi chúng ta cũng cần có nỗi buồn làm bạn, nhất là lúc cuộc sống bỗng dưng trống trải và cảm giác cô độc xâm chiếm ta từng phút một.”
  • “Đối với một đứa trẻ, ngôi nhà rất quan trọng. Một đứa bé sống trong nhà mình cũng tự nhiên và máu thịt như sống trong bản thân mình. Nó không thể chạy ra khỏi nhà mình, vì điều đó sẽ làm nó đau đớn. Cũng như một con thỏ không thể chạy ra khỏi bộ da của mình. Chỉ có người lớn mới làm được điều kỳ cục đó. Trong một số trường hợp, bản ngã có thể biến thành tha nhân. Lớn lên, tôi nghe các triết gia kháo với nhau như vậy.”
  • “Nấu nướng là lĩnh vực hoàn toàn có thể học hỏi và tự hoàn thiện mỗi ngày – dĩ nhiên với điều kiện người vợ quyết tâm hoàn thiện để giữ không cho chồng mình sa vào cái bếp của một người đàn bà khác. Thú thực là tôi hết sức xúc động về phát hiện muộn màng đó.”
  • “Rốt cuộc, sau những thương tích tâm hồn lẫn thể xác, chúng tôi buộc phải chấp nhận không nên nghĩ khác bảng cửu chương in ở đằng sau mỗi cuốn tập. Nếu muốn thay đổi chúng tôi đành phải chờ đến lúc thành tài, tức là lúc đã trở thành những nhà toán học nổi tiếng thế giới, lúc đó chúng tôi sẽ soạn một bản cửu chương theo ý mình.”
  • “Chiếc cằm xinh hay đôi mắt đẹp khiến người đối diện chú ý nhưng nó chỉ đóng vai trò soi đường như ánh đèn pin trong tay người dẫn chỗ trong rạp hát. Khi tấm màn nhung đã kéo lên, đèn folo rọi xuống và những nhân vật đã xuất hiện trên sân khấu, lúc đó cuộc phiêu lưu tâm hồn mới thực sự bắt đầu và tùy theo vở diễn hấp dẫn hay nhạt nhẽo mà chúng ta sẽ quyết định ngồi lại đế phút chót hay bỏ về nửa chừng. Tình yêu cũng vậy, ấn tượng bề ngoài rất đáng kể nhưng đáng kể hơn nữa là vẻ bề ngoài đó có đang cất giấu điều gì đáng kể ở đằng sau nó hay không… khi một cuộc tình vừa đổ vỡ thì ngay sau đó người ta không thể nào hào hứng bắt đầu một cuộc tình mới nếu vết thương lòng chưa kịp lành miệng. Cũng như người ta không thể tiến hành tốt một cuộc chiến tranh trên đống đổ nát của cuộc chiến tranh trước đó nếu không có thời gian để hồi phục.”
  • “Tất cả những gì người lớn dạy dỗ đều đúng về mặt lý thuyết, bọn trẻ đều thấy vậy. Nhưng bọn chúng vẫn có một sự thôi thúc vô hình làm cho khác đi trong thực tế. Chẳng qua so với người lớn, trẻ con sống trong một bầu khí quyển khác nhau và dưới một thứ ánh sáng khác. Ở đó, bọn trẻ tiếp cận thế giới theo cách của chúng, nghĩa là chúng không nhìn thấy mọi thứ chung quanh dưới khía cạnh sử dụng. Đó là điểm khác biệt căn bản giữa trẻ con và người lớn. Với người lớn, ý nghĩa và giá trị của mọi thứ trên đời đều thu gọn vào hai chữ chức năng. Bạn lật bất cứ một cuốn từ điển nào của người lớn mà coi. Người ta định nghĩa thế giới này bằng chức năng, và chỉ bằng chức năng. Áo để mặc, ghế để ngồi, răng để nhai và lưỡi để nếm. Cho nên không thể tránh được nếu ba tôi quả quyết ly mới là thứ dùng để uống nước, còn chai chỉ dùng để đựng nước, nếu mọi ông bà mẹ khác đều nhanh chóng đồng ý với nhau rằng nón lưỡi trai dùng để che nắng, bút để viết và tập vở tất nhiên dùng để ghi chép. Trẻ con không quan tâm đến chức năng. Đơn giản vì trẻ con có kho báu vô giá: tưởng tượng.”

Đôi nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh chắc chắn không còn là cái tên còn quá xa lạ với cộng đồng yêu sách Việt Nam. Ông là một tác giả nổi tiếng với nhiều cuốn sách về đề tài thiếu nhi và trở thành những tác phẩm văn học kinh điển của thế hệ 8X và 9X. Đặc biệt, giá trị nội dung của những tác phẩm mà ông mang đến đều thể hiện được thông điệp ý nghĩa truyền tải đến người đọc.

Những cuốn sách đánh dấu mốc lớn trong cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh như “Kính vạn hoa”, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, “Cô gái đến từ hôm qua”, “Trên đỉnh Phù Vân”,… đều mang trong mình những thông điệp sâu sắc về tình bạn, tình yêu, tình người và giá trị cuộc sống.

Các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được đánh giá là rất gần gũi, chân thật và lấy cảm hứng từ những kỷ niệm, trải nghiệm của tác giả trong tuổi thơ. Văn phong của ông đơn giản, dễ hiểu, giúp các độc giả trẻ dễ dàng tiếp cận và  cảm nhận được ý nghĩa thật sự đằng sau những dòng văn ấy.

Cuốn sách Cho tôi một vé đi tuổi thơ là một bài học tinh thần dành cho những ai đang muốn tìm lại ký ức tươi đẹp của thời tuổi thơ. Giá trị nội dung của tác phẩm đã đánh thức được tâm trí của nhiều người và giúp họ chuẩn bị một hành trang hoàn hảo để quay trở về chuyến xe của thời thơ ấu. Dưới ngòi bút tài ba, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến cho người đọc một bầu trời tuổi thơ đáng nhớ, gieo giắt những hồi ức mà ai ai cũng muốn tìm lại.

Xem thêm:

Hy vọng, review sách cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của trichdanhay.com đã giúp các bạn độc giả cảm nhận rõ nét hơn về giá trị thông điệp ý nghĩa của cuốn sách Cho tôi một vé đi tuổi thơ. Khi chúng ta đã trở về tuổi thơ và tìm lại được niềm vui và sự bình yên, đừng quên tận hưởng những thứ đang có ở hiện tại. Hãy sống với tinh thần vui vẻ, yêu đời và luôn nhớ lại những kỷ niệm đẹp của mình nhé. 

Thông tin liên hệ, khám phá review sách mới tại:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.