- Review sách hành trình về phương Đông – Những trải nghiệm đầy cảm xúc
- Chương 1: Một người Ấn lạ kỳ
- Chương 2: Người đạo sĩ thành Benares
- Chương 3: Khoa học Thực nghiệm và khoa học Chiêm tinh bí truyền
- Chương 4: Trên đường thiên lý
- Chương 5: Thành phố thiêng liêng
- Chương 6: Những sự kiện huyền bí
- Chương 7: Vị đạo sĩ có thể chữa mọi thứ bệnh
- Chương 8: Đời sống siêu nhân loại
- Chương 9: Cõi vô hình
- Chương 10: Hành trình về phương Đông
- Tóm tắt ý nghĩa Hành trình về phương Đông
- Cảm nhận của độc giả khi đọc và mua Hành trình về phương Đông
- Những trích dẫn hay và giá trị trong Hành trình về phương đông
Đọc Review sách hành trình về phương Đông sẽ thay đổi cách nhìn nhận của bạn về thế giới tâm linh một cách mạnh mẽ. Với một lối mòn suy nghĩ tâm linh là những điều mê tín dị đoan, những điều này chưa được giải mã dưới góc độ khoa học, cho đến khi bạn đọc cuốn sách này,…
Tạo nên nhiều làn sóng tranh cãi và khó hiểu, song, “Hành trình về phương Đông” vẫn mang lại giá trị vĩnh hằng của nhân loại. Điều này được thể hiện như thế nào? Hãy cùng trichdanhay.com xem qua nội dung của Hành trình này với bạn nhé!

Review sách hành trình về phương Đông – Những trải nghiệm đầy cảm xúc
(Xem video Review hành trình về phương Đông tâm đắc của Phạm Việt Hưng trích nguồn: Youtube Chánh kiến TV)
Bối cảnh của tác phẩm “Hành trình về phương Đông” xoay quanh đất nước và con người Ấn Độ, nơi những điều huyền bí và siêu nhiên hiện hữu. Trong suốt 2 năm trải nghiệm, đoàn giáo sư Hoàng gia Anh đã gặp rất nhiều cảnh tượng mê tín một cách thái quá, là cơ hội cho sự lừa đảo, gian dối. Tuy nhiên, ông Spalding và các giáo sư cũng học hỏi, chiêm nghiệm được nhiều điều sâu sắc trong văn hóa Ấn như: bộ môn Yoga, thiền định, luật nhân quả báo ứng của đời người,…
Ngay khi phái đoàn có cơ hội được tiếp xúc với các đạo sĩ chân chính Ấn Độ thì buộc phải trở về nước Anh do nhận được thư triệu tập từ chính quyền nước này và buộc họ phải giữ bí mật về những điều đã chứng kiến. Không chịu sự kiểm soát đó, ba nhà khoa học trong đoàn đã đánh đổi chức danh, tiền tài mà ở lại vùng đất Ấn Độ trở thành những tu sĩ. Trong đó có giáo sư Spalding – chủ nhân của cuốn hồi ký đặc biệt này.
Chương 1: Một người Ấn lạ kỳ
Đây là chương mở đầu cho cuốn sách, nói về cuộc gặp gỡ của đoàn nghiên cứu với một người Ấn kỳ lạ sau khi họ đã gặp nhiều trò lừa phỉnh, mê tín dị đoan. Qua cuộc gặp gỡ, tác giả hiểu ra rằng, những bậc sư thầy thực thụ sẽ không bao giờ tự mãn và luôn biết khiêm tốn, đồng thời thường tu hành ở những nơi yên tĩnh, không có sự xô bồ.
Ngoài ra, để gặp được bậc chân sư thì cũng cần có thứ gọi là nhân duyên bởi “hữu duyên năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”.
Chương 2: Người đạo sĩ thành Benares
Đến với vùng đất Ấn Độ, các nhà khoa học nhận ra phương pháp luyện tập Yoga Ấn có nhiều điểm khác biệt so với Yoga ở các nước phương Tây. Nó đem lại một cảm giác sảng khoái chưa từng có cho ông Spalding sau quá trình tập, cái mà Yoga phương Tây không đem đến được.
Chương 3: Khoa học Thực nghiệm và khoa học Chiêm tinh bí truyền
Chương này trong cuốn sách “Hành trình về phương Đông” chủ yếu nói về thuật Chiêm tinh, hay thực chất là bói toán, xa hơn nữa là luật nhân quả trong Phật giáo. Liệu Thượng Đế, Chúa có thật hay chỉ là một khái niệm? Luật nhân quả từ đâu mà có và cách hóa giải oán nghiệp như thế nào?
Con người chúng ta không thể nào quay về quá khứ để sửa đổi lỗi lầm, nhưng có thể thay đổi hiện tại và hướng đến tương lai. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ tôn thờ tôn giáo nhất định để kiếm tìm chân lý, tuy phương pháp khác nhau nhưng chân lý đều giống nhau.
Chương 4: Trên đường thiên lý
Khi đã thấy thấm mệt trong cuộc hành trình dài và chán nản với những chiêu trò lừa lọc, Spalding và các giáo sư khác trong đoàn đã có những thay đổi về cách nhìn nhận điều mê tín dị đoan sau khi gặp vị đạo sĩ thành Benares.
Sau đó, họ viếng thăm một ngôi đền trên đường và trò chuyện cùng Jain – vị đạo sĩ giữ đền. Đạo sĩ đã khai thông cho mọi người về cách tu hành phải thật sự yên tĩnh thì mới có thể tìm thấy chân lý đúng đắn của cuộc đời.
Chương 5: Thành phố thiêng liêng
Chương 5 dạy cho người đọc biết về sự đau khổ, sợ hãi, ham muốn đều có nguồn gốc từ sự thiếu hiểu biết của con người. Sách vở không tạo ra minh triết cho con người mà nó chỉ như chiếc la bàn định hướng, gợi ý con người thay vì thảo luận thì hãy tự mình tìm kiếm sự thật, lúc đó vấn đề mới được thực sự giải quyết.
Chương 6: Những sự kiện huyền bí

Nhờ sự giúp đỡ của tiến sĩ Kavir, phái đoàn đã gặp được pháp sư tài giỏi Vishudha. Ông dạy họ rằng con người không thể chống lại ý muốn của trời. Vì vậy, mọi việc làm đều thuận theo ý trời thì con đường lên thiên đàng sẽ rộng mở.
Ngoài ra, cuộc gặp gỡ với bác sĩ tài giỏi Bandyo làm cho Spalding học hỏi được cách bảo vệ sức khoẻ, làm chủ tinh thần và tâm hồn, tránh muộn phiền để sống thọ.
Chương 7: Vị đạo sĩ có thể chữa mọi thứ bệnh
Chương 7 của cuốn “Hành trình về phương Đông” là cuộc nói chuyện của đoàn giáo sư Spalding và đạo sĩ Ram Gobal, người được tung hô có thể chữa trị bách bệnh. Ram Gopal giải thích rằng, con người có thói quen sống cẩu thả, bừa bãi chỉ nhằm mục tiêu thỏa mãn ham muốn nên cơ thể mới xảy ra tranh chấp và sinh bệnh.
Chương này gợi mở cho người đọc con đường tu thân hiệu quả nhất là “tự biết mình”, bỏ qua mọi vật chất, mặc cảm và tự ti của bản thân. Chỉ khi sống không hổ thẹn với lòng mình thì mới không gây ra tâm bệnh.
Chương 8: Đời sống siêu nhân loại
Đức Phật đã dạy “mọi chúng sinh đều có Phật tính” còn thánh Paul định nghĩa con người gồm 3 phần: xác, hồn, thần. Sự tiến hóa bản chất là trở về trong vòng tay của Thượng đế, trở về với chính bản ngã của mình, phát triển Phật tính trọn vẹn để giác ngộ. Như vậy, tiến hóa ở đây không đề cập đến phần thể xác mà là sự phát triển về phần tinh thần và linh hoàn. Phần hồn phải trải qua nhiều kiếp mới có thể hoàn thiện sự tiến hóa này.
Chương 9: Cõi vô hình
Cõi vô hình hay cõi âm, thiên đàng, địa ngục liệu có thực sự tồn tại? Người chết cần nhận thức đời sống mới ra sao? Làm sao để giúp linh hồn người khuất siêu thoát và về thế giới bên kia?
Con người khi sống thường có những ham muốn, sự tham, sân, si tồn tại trong bản ngã. Vì vậy, nhiều người phải chịu cảnh khổ đau và bất hạnh cho đến lúc chết đi.
Chương 10: Hành trình về phương Đông
Chương 10 là chương kết thúc cho phần hồi ký của tác giả khi phái đoàn buộc yêu cầu phải trở về Luân Đôn. Ba vị giáo sư trong đó có Spalding quyết định ở lại để bước tiếp hành trình của mình lên Tuyết Sơn. Chân lý không nằm thực sự không nằm ở những nơi phù phiếm, mà nó nằm ở chặng đường đến phương Đông.
Tóm tắt ý nghĩa Hành trình về phương Đông

“Hành trình về phương Đông” cũng là một trong những cuốn sách hay nên đọc không thể bỏ lỡ. Quyển sách tái hiện lại cuộc du khảo cùng với đoàn khoa học hoàng gia Anh – những người tài giỏi và danh giá nhất của đại học Oxford đến vùng đất Ấn Độ và các khu vực lân cận để tìm hiểu những điều huyền bí khó giải thích bằng khoa học. Cuốn sách du nhập vào Việt Nam và được phóng tác bởi giáo sư John Vu (tên thật là Vũ Văn Du, bút danh Nguyên Phong).
Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên bởi NXB Adyar Ấn Độ vào năm 1924. Ngay khi vừa ra mắt, tác phẩm đã gây ra sự tranh cãi không chỉ ở Anh mà ở cả khu vực châu Âu và Mỹ. Sau đó, thế chiến 2 xảy ra, cuốn sách không được tái bản ở bất kỳ NXB nào trên thế giới.
Sau 85 thất truyền, “Hành trình về phương Đông” được phóng tác bản tiếng Việt năm 1974 và bản tiếng Anh xuất bản năm 2009. Tác phẩm được các nhà bình luận văn học đánh giá là tác phẩm đương đại hay và độc đáo biểu tượng cho văn hóa phương Đông.
“Hãy gõ, rồi cửa sẽ mở. Hãy tìm, rồi sẽ gặp”. Đây là câu nói tôi tâm đắc nhất trong tác phẩm “Hành trình về phương Đông” được trích dẫn từ Kinh thánh. Không mang những lý thuyết giáo điều truyền bá mê tín dị đoan, ngược lại những lập luận trong cuốn sách vô cùng khoa học, giúp người đọc có cái nhìn sâu hơn, hiện thực nhất về thế giới tâm linh.
Dù cho chúng ta có đang tôn thờ chủ nghĩa vô thần hay một tôn giáo, tín ngưỡng nào thì chỉ khi hướng con người đến những giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mỹ trong xã hội, đó mới chính là tôn giáo thực thụ.
Cảm nhận của độc giả khi đọc và mua Hành trình về phương Đông

Lê Thị Ngọc Anh
Cuốn sách “Hành trình về phương Đông” là một tác phẩm thú vị và hấp dẫn, đưa chúng ta vào một cuộc hành trình đầy màu sắc và cảm xúc qua những quốc gia và vùng đất đa dạng của châu Á. Tác giả đã tận dụng mọi cơ hội để khám phá và trải nghiệm những nét đẹp của văn hóa và con người châu Á, đồng thời cũng chia sẻ những câu chuyện đầy cảm xúc và những bài học quý giá về cuộc sống.
Trần Anh Tú
Mình đánh giá cao cách viết của tác giả, tỉ mỉ và chi tiết trong mô tả, đồng thời cũng rất dễ hiểu và thu hút. Cuốn sách này không chỉ là một tác phẩm văn học giải trí mà còn là một nguồn tài liệu bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa và lịch sử châu Á.
Cuốn sách “Hành trình về phương Đông” là một tác phẩm đáng đọc và đáng mua, đưa người đọc vào một cuộc hành trình đầy màu sắc và cảm xúc, cùng khám phá văn hóa và con người đa dạng của châu Á.
Nguyễn Hoàng Minh
“Hành trình về phương Đông” là một tác phẩm có tính ứng dụng cao, cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích và bổ ích về những quốc gia và vùng đất của châu Á. Cuốn sách này cũng được đánh giá cao về mức độ tương tác với độc giả, đưa ra những câu hỏi thú vị và cung cấp những hình ảnh sống động để giúp người đọc hiểu rõ hơn về những nội dung được đề cập trong sách.
Những trích dẫn hay và giá trị trong Hành trình về phương đông
- “Tự do tư tưởng không phải chỉ là muốn nghĩ thế nào là nghĩ, mà còn là giải thoát ta ra khỏi các áp lực bắt ta phải suy nghĩ theo một lề lối nào đó.”
- “Khi ta phát tâm làm một việc hợp với thiên ý thì một tinh tú ảnh hưởng tới ta bỗng chói sáng và các sóng điện mạnh mẽ đẩy ngược tia vũ trụ sang hướng khác. Do đó, con người có thể cải số mệnh dễ dàng nếu biết làm các việc tốt lành, đẹp đẽ.”
- “Tình thương là một năng lực sáng tạo khiến người thương và kẻ được thương trở nên giàu có.”
- “Thực ra, chiến tranh chỉ là sự biểu lộ trạng thái bên trong chúng ta, là sự phóng đại các động tác hàng ngày của chúng ta. Chiến tranh không chấm dứt nếu các nguyên nhân gây nên cuộc chiến vẫn còn.” Nguyên nhân chiến tranh bắt nguồn từ các tham vọng, giận dữ, oán hận… Chỉ khi nào loài người ý thức điều này và thay đổi quan niệm sống thì họ thấy bình an.”
- “Trở ngại lớn nhất của những người luyện tâm rèn chí là sự kiêu ngạo và óc chỉ trích.”
- “Trong nhiều năm ròng rã, chúng ta cố tìm hạnh phúc và nhiều lần tưởng đã đạt được nó để hưởng một cách lâu bền. Nhưng lần nào ta cũng thất vọng. Sau đó, ta lại tiếp tục chạy theo ảo ảnh đó như trước. Nếu biết dừng chân suy nghĩ, ta sẽ thấy chúng ta đuổi theo hạnh phúc nhưng không hề biết đến bản chất thật sự của nó, và không biết phải dùng phương tiện gì để đạt được nó.”
- “Chúng ta càng ham muốn lại càng sợ hãi và càng sợ hãi lại càng đau khổ.”
- “Nếu biết thức tỉnh quan sát, ta có thể học hỏi bao nhiêu điều hay. Tiếc rằng khi đắc thời người ta quên đi quá khứ rất nhanh. Chỉ trong đau khổ, nhục nhã ê chề mới chịu học.”
- “Sự hiểu biết về cõi vô hình rất quan trọng, vì khi hiểu rõ những điều xảy ra sau khi chết, ta sẽ không còn sợ chết nữa. Nếu có chết thì chỉ là cái chết hình hài xác thân chứ không phải là chấm dứt sự sống, và hình hài có chết đi thì sự sống mới tiếp tục tiến hóa ở một thể khác tinh vi hơn.””
- “Làm gì có việc số mệnh đã định sẵn, nếu thế ta cứ tiêu cực, bất động mặc cho số phận hay run rủi hay sao?”
- “Người nghệ sĩ chân chính sáng tạo vì lòng yêu cái đẹp, chứ không vì tên tuổi, tiền bạc, địa vị.”
- “Các bạn hãy nhìn ly nước đầy trên tay tôi đây, nếu tôi tiếp tục rót thêm thì nước sẽ tràn ra ngoài, trừ khi tôi đổ bớt nước trong ly đi thì tôi mới rót thêm nước vào được. Kiến thức cũng thế, chỉ khi ta khiêm tốn gạt bỏ những thành kiến sẵn có, mới tiếp nhận thêm được những điều mới lạ.”
- “Thay vì tìm một chân lý, hãy tìm sự tuyệt đối ở nơi mình. Bởi, chân lý là để sống, chứ không phải để dạy.”
- “Chúng ta dành nhiều giờ để bàn cãi sôi nổi về người này, người nọ, chê bai ông này, giễu cợt bà kia. Phải chăng chúng ta vẫn làm thế? Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi, tại sao chúng ta lại làm thế không?” Lòng ta còn ham tiền bạc, danh vọng, địa vị, sức khỏe và chỉ cần cầu bình an cho chính mình thôi, nên chẳng bao giờ thỏa mãn.”
- “Nguyên nhân chính của bệnh là do sự bận rộn với đời sống hằng ngày, nếp sống càng tiện nghi thì họ lại càng hết sức lao tâm lao lực để đạt đến cái tiện nghi hơn nữa.”
- “Chúng ta cố tìm hạnh phúc, và nhiều lần tưởng đã đạt được nó để hưởng một cách lâu bền. Nếu biết dừng suy nghĩ, ta sẽ thấy chúng ta đuổi theo hạnh phúc nhưng không hề biết đến bản chất thực sự của nó. Thật sự, người giàu có, lắm vật chất, chưa chắc đã hạnh phúc hơn kẻ nghèo.”
- “Con người có ba thể chính là thể xác, thể vía, và thể trí tương ứng với ba cõi Hạ giới, Trung giới và Thượng Giới.”
- “Một người không hiểu về triết lý sẽ chỉ là một hạng chiêm tinh tồi hay thầy bói hạ cấp.”
- “Vạn vật trong vũ trụ dù ở cõi vô hình hay hữu hình được đều xếp hạng và phân loại theo quy mô của số 7. Tất cả mọi hình thức sinh hoạt trong dãy hành tinh hiện tại đều thuộc một trong 7 cung. Mỗi cung có 7 phân bộ hay 49 nhóm.”
Xem thêm:
- Review sách đọc vị bất kỳ ai – Làm thế nào để phán đoán suy nghĩ người khác?
- Review sách Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ – Bí quyết thành công trong giao tiếp
Nguồn cội thực sự của con người luôn là điều mà không chỉ các nhà khoa học mà chính chúng ta cũng luôn đặt ra câu hỏi. trichdanhay.com hy vọng, Khi bạn đọc Review sách hành trình về phương Đông, thì có thể tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc ấy. Các bạn có thể tìm đọc cuốn sách này và tìm thấy thật nhiều điều quý giá qua những chia sẻ của nhà văn Baird T. Spalding.
Thông tin liên hệ, khám phá review sách mới tại:
- Website review sách hay: https://trichdanhay.com
- Liên hệ: https://trichdanhay.com/lien-he