- Review sách Nói nhiều không bằng nói đúng – Kỹ năng giao tiếp tuyệt đỉnh
- Cảm nhận sâu sắc khi đọc Nói nhiều không bằng nói đúng
- Đánh giá cuốn sách Nói nhiều không bằng nói đúng
- Những trích dẫn hay rút ra trong sách Nói nhiều không bằng nói đúng
- Giới thiệu cuốn sách Nói nhiều không bằng nói đúng
- Thông tin về cuốn sách
Hôm nay trichdanhay.com sẽ chia sẻ với bạn một cuốn sách bổ ích sẽ giúp bạn thuần thục những bí quyết mà không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ. Hãy cùng đọc review sách Nói nhiều không bằng nói đúng và đón xem những bí kíp hấp dẫn đang đón chờ!
Ở mọi thời đại, giao tiếp luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tồn tại và phát triển của con người. Một người có thể tự tin thoải mái trước người lạ, không run sợ, không e ngại sẽ khiến cho đối tác phải ấn tượng thậm chí là nể phục. Đằng sau thành tựu đó phải kể đến những bí quyết, những kỹ năng. Tất cả có trong nội dung tóm tắt dưới đây.
Review sách Nói nhiều không bằng nói đúng – Kỹ năng giao tiếp tuyệt đỉnh
“Nói nhiều không bằng nói đúng” được tóm gọn vào 3 phần lớn nói về 36 bí kíp để nắm giữ sự yêu mến của mọi người xung quanh. Điều đặc biệt, đây là một cuốn sách in màu với những bài học được lồng ghép vào các câu chuyện nhỏ thông qua ba nhân vật chính. Vì thế nó không hề mang lại cảm giác nhàm chán, khô khan, giáo điều khi đọc. Nội dung cũng trở nên dễ hiểu và thú vị hơn, phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên – những người còn non dại trong đời sống.
Phần 1: Nghệ thuật nói chuyện – Im lặng
Bạn nghĩ công thức của thành công là gì?
Một phóng viên người Mỹ từng phỏng vấn Einstein: “Theo ngài, công thức của thành công là gì?”
Sau một hồi suy nghĩ, Einstein nói: “Nếu A là thành công thì công thức của thành công là A=X+Y+Z, trong đó X là công việc, Y là trò chơi.”
Người phóng viên thắc mắc: “Vậy thì Z là cái gì, thưa ngài?”
Einstein trả lời: “Z chính là: hãy ngậm miệng lại, nói ít làm nhiều.”
Einstein đã cho chúng ta biết câu trả lời, không phải lúc nào những câu nói cũng sẽ thuyết phục được đối phương và gây ấn tượng tốt đẹp. Đôi khi những giây phút im lặng lại chính là chìa khóa đầu tiên của giao tiếp thành công. Im lặng đúng lúc, đúng thời điểm, tránh việc thể hiện sự thiếu hiểu biết, sự nông cạn của bản thân qua cách nói chuyện.
Song tồn tại trong những mối quan hệ, im lặng không phải là cách giải quyết mọi tình huống. Chúng ta cần giao tiếp với các mối quan hệ, với bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Phần đầu cuốn sách đã đưa ra lời khuyên hữu ích giúp bạn trở thành một người giao tiếp có đủ chừng mực.
Cách truyền tải nội dung của chúng ta đến với người khác cũng là nghệ thuật, nếu bạn để ý vào biểu cảm, cách nói chuyện của người khác, bạn sẽ dễ dàng nhận ra họ có hài lòng với bạn hay không? Tất cả những điều này không phải học ngày một ngày hai sẽ biết, thế nên mỗi ngày chúng ta cần phải tìm hiểu, học hỏi rất nhiều.
Trong phần này, tác giả cũng đưa ra những lưu ý ngắn gọn khi giao lưu trong một cuộc trò chuyện có tính chất lịch sự, nghiêm túc:
- Không nên nói quá dài, luôn quan sát phản ứng của đối phương và lựa chọn nói tiếp, nói ít hay im lặng
- Im lặng là chìa khóa nhưng khi cần vẫn phải đưa ra ý kiến.
- Quá văn hóa, mỹ miều sẽ khiến bạn trở nên thiếu chân thành.
- Không nên vội vàng trách móc, phê phán người khác, sự dại dột đó sẽ khiến bạn trở thành kẻ ngốc nghếch.
- Đừng coi mình là trung tâm, hãy giảm bớt cái tôi xuống.
Phần 2: Nghệ thuật nói chuyện – Quan sát
Nếu như phần một dạy bạn cách im lặng đúng thời điểm thì phần hai là bài học về cách quan sát trong nói chuyện. Hiểu được mong muốn của đối phương, giải đúng “chỗ ngứa” sẽ giúp bạn mau chóng chinh phục cảm tình của họ. Có người thích lắng nghe hơn là nói chuyện. Trái ngược cũng có người thích nói chuyện hơn là quan sát. Đối với người kiệm lời, hỏi gì đáp đó bạn phải nhiệt tình chủ động bắt chuyện. Đặt ra những câu hỏi đúng với chủ đề và cả hai đều thân thuộc. Hãy thăm dò phản ứng của đối phương trước khi bắt đầu. Nếu đó là câu chuyện buồn thì không nên nói những lời hài hước, tránh bị coi là người vô duyên, thiếu văn hóa.
Sau khi đã nắm được cách ứng xử với một số kiểu người trong giao tiếp, chúng ta còn cần chú ý tới thời gian. Chọn thời điểm phù hợp để giao lưu, người đang bận rộn thì không muốn bị bạn làm phiền bởi những câu chuyện vu vơ đâu đúng không! Chia sẻ niềm vui với người đang vui để nhân đôi hạnh phúc, tìm người đang buồn để được an ủi. Chọn đúng người đúng không gian và thời gian cũng cho thấy sự khôn khéo của bản thân.
Không cần là một người mồm mép lanh lợi, khéo ăn khéo nịnh, bạn nên nhớ:
- Lựa chọn và tập trung vào chủ để đối phương có hứng thú và sẵn sàng sẻ chia
- Vận dụng trí thông minh nắm bắt tình hình và khiếu hài hước đáp lại những câu đùa
- Khéo léo từ chối chứ không nên quá thẳng thắn gây mất lòng.
Phần 3: Nghệ thuật nói chuyện – Lắng nghe
Bạn có nghĩ những nhà diễn thuyết giỏi, những nhà ngoại giao thông minh luôn nói nhiều không? Nếu câu trả lời là không thì có lẽ bạn cũng là một người tinh tế trong giao tiếp. Sẽ có lúc chúng ta cần lắng nghe nhiều hơn là biểu đạt ý kiến.
Lắng nghe là một nghệ thuật, trong một cuộc hội thoại chúng ta nói rất nhiều, không để cho người khác nói sẽ khiến cho họ thấy bạn không hề tôn trọng họ. Cảm xúc dâng trào cũng không nên tuôn hết ra thành lời nói. Những cử chỉ nhẹ nhàng như gật đầu, câu cảm thán đơn giản như “À, hóa ra là thế”, sẽ khiến đối phương thấy quý mến bạn vì họ cảm nhận được sự đón nhận.
Để ý thấy những phóng viên phỏng vấn đã áp dụng rất tốt kỹ năng này. Họ sẽ im lặng và chỉ hành động bằng cách mỉm cười, gật đầu với người nói. Mối quan hệ với người xung quanh một người biết lắng nghe sẽ tốt hơn rất nhiều lần so với một người chỉ chăm chăm đưa ra suy nghĩ cá nhân mà không quan tâm đến người khác nói.
Điều thú vị hơn là ở phần này, tác giả một kỹ năng mà nhiều bạn trẻ còn yếu chính là giao tiếp qua điện thoại và trên internet.
Ngoài giao tiếp trực diện, mọi người có thể lựa chọn internet và điện thoại để tránh sự phiền hà vì khoảng cách vật lý. Vậy làm thế nào để người nghe vẫn cảm nhận được tình cảm của mình thông qua màn hình với chiếc micro nhỏ bé? Bạn nên tránh 2 lỗi dễ mắc phải sau đây:
- Không gặp nhau tay bắt mặt mừng khiến giọng nói cũng trở nên lạnh lùng hơn. Vì vậy những câu nói thân thiện, ngữ điệu nhẹ nhàng tươi tắn khi nói chuyện điện thoại là thể hiện một cách giải quyết hay.
- Tốc độ cũng không nên quá nhanh hay quá chậm. Không ít bắt gặp trường hợp mạng bị yếu trong quá trình nói qua điện thoại khiến đối phương không nghe rõ nếu bạn nói quá nhanh. Bạn suy ngẫm xem mình đã nói vừa phải chưa, âm sắc có dễ nghe không. Việc chú ý đến tốc độ và tín hiệu mạng cũng sẽ giúp cuộc hội thoại trở nên cuốn hút hơn.
Cảm nhận sâu sắc khi đọc Nói nhiều không bằng nói đúng
Bất kỳ lứa tuổi nào dù là đang đi học hay đi làm thì cuốn sách này cũng là một hành trang không thể thiếu trong kệ tủ của các bạn trẻ. Sau khi đọc xong cuốn sách, mình cảm nhận được nghệ thuật nói chuyện của bản thân cũng phần nào được trau dồi hơn. Có thể nói đây là vũ khí đắc lực cho bạn khi muốn mọi người yêu quý. Có những lỗi lầm tuy rất nhỏ nhưng lại là một nguyên nhân khiến mọi người tránh xa bạn.
Một điểm cộng mình cảm thấy rất thú vị là sách có hình minh họa sinh động, và chú thích đầy đủ không hề khó hiểu trình bày ngắn gọn, dễ hiểu. Ngoài ra bìa sách rất hấp dẫn, trình bày logics có ngôn ngữ truyền đạt thân thiện, dễ tiếp thu, thích hợp những bạn mới đọc sách hay mới làm quen với giao tiếp.
Có một điều mình cảm thấy khá buồn ở cuốn sách này là câu chuyện diễn ra trong đó chưa thực sự rộng chỉ trong một khuôn viên nhỏ và chủ yếu là chốn công sở. Có lẽ vì thế nên nó thích hợp cho những người đi làm hơn là trong đời sống sinh hoạt thường ngày.
Xã hội hiện nay có nhiều sự bon chen xô bồ và cần có nhiều kinh nghiệm thì mới có thể đối phó hết với các thể loại tình huống. Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách thực tế đến mức đó thì có lẽ nên cân nhắc lại. Do đó mọi người hãy xem thử mình đang thiếu gì, muốn bổ sung điều gì để chọn lựa mà mua nha.
Đánh giá cuốn sách Nói nhiều không bằng nói đúng
- Bạn Nguyễn Kim: Tác giả đã sử dụng một phong cách viết dễ hiểu, trực quan, và đưa ra các ví dụ cụ thể để giải thích những khái niệm trừu tượng, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt và áp dụng vào thực tế. Cuốn sách cũng đưa ra những lời khuyên và bài học từ những người thành công trong lĩnh vực giao tiếp và thuyết phục, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của kỹ năng này trong công việc và cuộc sống.
- Bạn Hoàng Dung: Cuốn sách cũng đưa ra các phương pháp và kỹ thuật cụ thể để cải thiện kỹ năng nói chuyện của người đọc, từ cách chuẩn bị trước khi nói chuyện, cách sử dụng ngôn từ và giọng điệu, đến cách tạo ra một cuộc nói chuyện thuyết phục và ấn tượng.
Những trích dẫn hay rút ra trong sách Nói nhiều không bằng nói đúng
Dưới đây là một số trích dẫn hay trong cuốn sách “Nói nhiều không bằng nói đúng” của tác giả Bạn Tốt:
- “Nói đúng không chỉ giúp bạn tránh được những sai lầm đáng tiếc, mà còn giúp bạn xây dựng được uy tín và niềm tin của người khác.”
- “Không phải ai cũng biết cách lắng nghe, và không phải ai cũng muốn lắng nghe. Nhưng nếu bạn muốn thuyết phục người khác, bạn phải biết cách lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của họ.”
- “Để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả, bạn cần sử dụng ngôn từ đơn giản, trực quan, và đưa ra các ví dụ cụ thể để giải thích những khái niệm trừu tượng.”
- “Khi nói chuyện, bạn cần biết thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với người nghe. Hãy dành thời gian lắng nghe và đặt câu hỏi để thể hiện sự quan tâm của mình đến người nghe.”
- “Một buổi nói chuyện thuyết phục và ấn tượng không chỉ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mà còn đòi hỏi sự tự tin, năng động và đầy nhiệt huyết của người nói.”
- “Để trở thành một người nói chuyện giỏi, bạn cần rèn luyện và thực hành kỹ năng của mình thường xuyên. Hãy lắng nghe phản hồi và ghi nhận những sai sót để cải thiện mình hơn.”
- “Khi nói chuyện, hãy luôn giữ cho ngôn từ của mình đúng, trung thực, và không bịnhuỷ hoại uy tín của mình.”
- “Nếu bạn muốn trở thành một người nói chuyện thuyết phục và ảnh hưởng, hãy tập trung vào việc truyền đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng, dễ hiểu, và có tính thuyết phục.”
- “Để tạo ra một cuộc nói chuyện ấn tượng, bạn cần đưa ra ý tưởng mới mẻ, đưa ra các ví dụ cụ thể và đầy tính thực tiễn, và tạo ra sự kết nối với người nghe.”
- “Khi nói chuyện, hãy nhớ rằng sự tôn trọng, lắng nghe và hiểu biết là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ tốt với người khác.”
Giới thiệu cuốn sách Nói nhiều không bằng nói đúng
Cuốn sách “Nói nhiều không bằng nói đúng” của tác giả 2½ bạn tốt do nhà xuất bản Dân trí phát hành. 2.1/2 Bạn Tốt là tác giả của những cuốn sách như “Không phải thiếu may mắn, Chỉ là chưa cố gắng”; “99 điều đúc rút từ trí tuệ nhân loại người trẻ cần biết”; “100 việc nên làm trước tuổi 20”…
Và với mong muốn giúp chúng ta hiểu cần hành động nói chuyện như nào để đạt được đến trình độ giao tiếp tinh tế, sắc sảo, để được mọi người đánh giá cao, và giúp ích cho cuộc sống, nhóm tác giả 2.1/2 Bạn Tốt đã cho ra đời cuốn sách này. Quyển sách cung cấp cho người đọc về 36 bí quyết để chiếm được cảm tình của người khác. Muốn có một mối quan hệ tốt phải bắt đầu từ sự giao lưu, kết nối và sau đó là duy trì tình cảm thông qua những cuộc trò chuyện.
Thông qua 3 nhân vật chính là ông giám đốc Khải Sâm và 2 nhân viên của mình là Quang Ân và Apple, cuốn sách hướng dẫn cho bạn những nguyên tắc giao tiếp, ứng xử sao cho vừa thông minh vừa khôn khéo lại vừa đạt được mong ước của mình.
Thông tin về cuốn sách
- Tên sách: Nói nhiều không bằng nói đúng
- Tác giả: 2.1/2 Bạn Tốt
- Dịch giả: Tuệ Văn
- Thể loại: Sách phát triển bản thân
- Nhà xuất bản: NXB Dân Trí
- Năm xuất bản: 05/2012
Như vậy trichdanhay.com đã review sách Nói nhiều không bằng nói đúng, một cuốn sách chứa đựng 36 bí quyết để chiếm cảm tình của người khác. Hãy trau dồi kỹ năng giao tiếp để hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Yên tâm rằng không phải ai cũng khéo ăn khéo nói từ lúc lọt lòng nhưng chắc chắn ai cũng cần chia sẻ và được lắng nghe. Bạn biết đó, chúng ta sinh ra với đôi tai đôi mắt nhưng chỉ có một cái miệng. Chúng ta ở đây là để quan sát, thấu hiểu và lắng nghe nỗi lòng của nhau.
Chúng mình luôn ở đây, và chúng mình lắng nghe bạn!